Tuần 18. Tiết PPCT:17

Ngày dạy: …../…./…..

Bài 15: Vẽ theo mẫu

 

 

 

 

 

 

 

  1. MỤC TIÊU:
    1. Kiến thức:

-         HS biết vẽ hình mẫu vật có dạng hình trụ và hình cầu.

-         HS hiểu đặc điểm hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt của mẫu.

1.2 Kĩ năng:

-         HS thực hiện được bài vẽ hình.

-         HS thực hiện thành thạo các bước vẽ theo mẫu.

1.3 Thái độ:

-         Thói quen: HS có thói quen thực hiện theo các bước vẽ theo mẫu.

-         Tính cách: Hình thành tính cách mạnh mẽ, mạnh bạo trong cách thể hiện tình cảm qua bài vẽ.

  1. NỘI DUNG HỌC TẬP

-         Quan sát, nhận xét

-         Cách vẽ

3. CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên:

- Mẫu vật dạng hình trụ và hình cầu.

- Tranh hướng dẫn cách vẽ.

3.2. Học sinh:

- Tập quan sát đồ vật dạng hình trụ và hình cầu ở nhà.

- Giấy A4; bút chì; tẩy.

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện

6A1:……            6A2:……….            6A3:………           6A4:………..

4.2: Kiểm tra miệng:

Câu 1: Câu hỏi kiểm tra bài cũ

Em hãy nêu cách vẽ theo mẫu đã học?

TL: Vẽ phác khung hình chung và khung hình riệng của từng vật mẫu.

       Ước lượng tỉ lệ của từng vật mẫu va ve phác nét đặc điểm của từng vật mẫu.

       Chỉnh sửa hình bằng các nét cong.

       Vẽ đậm nhạt.

Câu 2: Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học.

  Em hãy cho biết bài học của chúng ta hôm nay là gì?

TL: Mẫu dạng hình trụ và hình cầu – Vẽ hình.


4.3. Tiến trình bài học.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

 

 

NỘI DUNG BÀI HỌC

  • Hoạt động 1 (5p) Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét:

Mục tiêu:

-         Kiến thức: HS biết quan sát vật mẫu.

-         Kĩ năng: HS nhận xét được đặc điểm vật mẫu.

GV giới thiệu mẫu vật nêu câu hỏi gợi ý HS quan sát và nhận xét tìm hiểu mẫu.

? mẫu bao gồm những đồ vật gì?

? Vật nào cao, vật nào thấp, vật nào to vật nào nhỏ?

? Vật mẫu nào gần vật mẫu nào xa?

? Đậm nhạt chung của mẫu, đậm nhạt chung của từng vật mẫu?

? Tỉ lệ chiều cao và chiều ngang của từng vật mẫu?

HS trả lời câu hỏi

- Giáo viên bổ sung cho đầy đủ: Chúng ta có một mẫu vật. Ở từng vị trí ngồi khác nhau các em sẽ cho ra những bài vẽ khác nhau. Vì vậy các em cần quan sát kĩ vật mẫu trước khi vẽ.

* Hoạt động 2:( 7p ) Hướng dẫn họ sinh cách vẽ.

Mục tiêu:

- Kiến thức: HS biết cách vẽ theo mẫu.

- Kĩ năng: HS ứng dụng lý thuyết vào bài thực hành.

GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bước vẽ theo SGK.

HS trả lời

B1: Vẽ phác khung hình chung.

B2: Xác định tỉ lẹ của từng vật mẫu và tỉ lệ của các bộ phận ở vật mẫu.

B3: Vẽ phác hình bằng các nét thẳng.

B4: Chỉnh sửa hình.

GV củng cố lại bằng hình vẽ cụ thể trên bảng

HS quan sát

GV treo mẫu một số bài vẽ của học sinh khóa trước.

 

  1. Quan sát, nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Cách vẽ:

 

B1: Vẽ phác khung hình chung.

B2: Xác định tỉ lệ của từng vật mẫu và tỉ lệ của các bộ phận ở vật mẫu.

B3: Vẽ phác hình bằng các nét thẳng.

B4: Chỉnh sửa hình.

 

 

 

 

 

 


? Em hãy nhận xét về bố cục của các bài vẽ trên?

? Nhận xét về hình dáng, tỉ lệ của các mẫu vật trong bài vẽ?

HS trả lời

GV nhận xét và lưu ý học sinh: Các em nên sắp xếp bố cục không quá to cũng không quá nhỏ.

* Hoạt động 3: ( 23p ) Hướng dẫn học sinh vẽ bài.

Mục tiêu:

- Kiến thức: HS biết yêu cầu của bài cần đạt

- Kĩ năng: HS thực hành bài vẽ tốt.

GV yêu cầu học sinh vẽ bài

HS vẽ bài

GV quan sát lớp và hướng dẫn học sinh yếu.

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Thực hành.

Em hãy vẽ theo mẫu dạng hình trụ và hình cầu.

 

4.4. Tổng kết:

- GV thu bài của học sinh và treo lên bảng yêu cầu học sinh nhận xét.

? Em thấy bài nào có bố cục đẹp?

?Em thích bài vẽ nào? Tại sao?

-         HS nhận xét.

-         Giáo viên đánh giá xếp loại.

4.5. Hướng dẫn học tập.

-    Đối với bài học ở tiết học này: Em hãy hoàn chỉnh bài nếu bạn nào chưa vẽ xong.

  Em hãy tập vẽ những đồ vật trong gia đình có dạng hình trụ và hình cầu.

-         Đối với bài học ở tiết tiếp theo:

Chuẩn bị bài 18: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG

Chuẩn bị một số họa tiết đẹp

Giấp vẽ, chì, tẩy, mầu vẽ.

5. PHỤ LỤC

       SGK Mĩ thuật 6.

       SGV Mĩ thuật .

       Mẫu vật

nguon VI OLET