Ngày soạn: 17/02/2021
Tuần 23- Tiết 23
Bài : QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS hiểu
1. Kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa của việc học tập.
- Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung, của trẻ em nói riêng.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bản bè và em nhỏ cùng thực hiện.
3. Thái độ:
Tôn trọng quyền học tập của mình và của người khác.
4. Định hướng năng lực:
HS nhận thức được ý nghĩa của việc học và biết xây dựng được kế hoạch học tập cho bản thân.
5. Phẩm chất:
Chăm chỉ trong học tập
II. Chuẩn bị :
-- GV: + SGK, tài liệu tham khảo về những tấm gương học tập
+ Hiến pháp năm 2013, luật giáo dục 2005
+ Tranh ảnh.
+ Phiếu học tập cho HS
-- HS: Đọc bài trước ở nhà.
V. Các hoạt động dạy và học
1. Hoạt động Khởi động
+ Mục tiêu: HS biết được học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân, trong đó có tre em.
+ Nội dung: HS nêu được các quyền cơ bản của trẻ em, trong đó có quyền học tập.
+ Sản phẩm: HS tích cực trả lời câu hỏi
+ Cách tiến hành:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS kểtên các nhóm quyền trong công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em mà đã được học. Trong nhóm quyền phát triển, có những quyền nào?
- GV yêu cầu HS quan sát ảnh trang 43 và trả lời câu hỏi
? Em có biết tại sao Đảng và nhà nước lại rất quan tâm đến việc học tập của công dân hay không?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV và trình bày tại lớp.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV mời từ 3-4 HS trả lời câu hỏi
- GV và HS nhận xét, bổ sung
* Đánh giá và tổng kết:
“ Giáo dục là quốc sách hành đầu” để phát triển kinh tế xã hội.Đồng thời đó là quyền lợi và nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân Việt Nam, đặc biệt là đối với trẻ em đang trong độ tuổi đi học.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc học tập
+ Mục tiêu: Biết được ý nghĩa của việc học tập.
+ Nội dung: Ý nghĩa của việc học tập
+ Sản phẩm: HS tích cực tham gia trả lời các câu hỏi.
+ Cách tiến hành:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
? Tại sao chúng ta lại phải học tập? Học tập để làm gì?
? Nếu không đi học, sẽ bị thiệt thòi như thế nào?
? Việc học tập có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV và trình bày tại lớp.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV mời từ 5-6 HS trả lời câu hỏi
- GV và HS nhận xét, bổ sung
* Đánh giá và tổng kết:
Ý nghĩa của việc học tập
- Đối với bản thân: Giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
- Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.
- Đối với xã hội: Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập.
+ Mục tiêu: HS hiểu được những quy định của pháp luật nước ta về quyền và nghĩa vụ học tập.
+ Nội dung: Pháp luật Việt Nam quy định về quyền và nghĩa vụ học tập.
+ Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi.
+ Cách tiến hành:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yc HS đọc tư liệu tham khảo và thảo luận nhóm
? Hãy nêu những quy định của pháp luật nước ta về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
*
nguon VI OLET