Trường THCS Thạnh Đông                                                                                   KHBH Địa 9

 

Tiết 15 - Tun: 8

Ngày dạy: 17.10.2016                                                   Bài 15

                       

                           THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

 

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

*HS biết:

Hoạt động 1:

- Nội thương:

  + Phát triển mạnh, không đều giữa các vùng.

  + Hà Nội và TP.HCM là hai trung tâm thương mại, dịch vụ đa dạng nhất nước ta.

- Ngoại thương:

  + Tên các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu.

  + Tên các nước, lãnh thổ… buôn bán nhiều với VN.

Hoạt động 2:

Du lịch:

- Tiềm năng du lịch phong phú: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

- Phát triển ngày càng nhanh.

*HS hiểu:

Hoạt động 1:

- Tại sao Hà Nội và TP.HCM lại trở thành 2 trung tâm thương mại và du lịch lớn nhất cả nước.

- Vì sao VN lại buôn bán nhiều với thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Hoạt động 2: Những khó khăn hiện nay của ngành du lịch.

1.2. Kĩ năng:

*HS thực hiện được:

 - Đọc, phân tích và nhận xét biểu đồ.

- Quan sát và phân tích tranh ảnh.

 - Xác định các trung tâm du lịch lớn.

*HS thực hiện thành thạo:

 - Xác định 2 trung tâm thương mại lớn nhất nước ta là Hà Nội và TP.HCM.

 - Xác định các địa danh nổi tiếng trên bản đồ du lịch.

1.3. Thái độ:

*Thói quen:

- Học tập để góp phần xây dựng đất nước.

- Ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.

*Tính cách: Tính sáng tạo, tự giác.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Thương mại và du lịch.

3. CHUẨN BỊ:

3.1. Giáo viên: bản đồ giao thông vận tải và du lịch Việt Nam, biểu đồ hình 15.1.

3.2. Học sinh: tập bản đồ Địa lí 9.

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

9A1:……………………………………………………………………………………………………….........

9A2:……………………………………………………………………………………………………….........

9A3:……………………………………………………………………………………………………….........

9A4:……………………………………………………………………………………………………….........

9A5:……………………………………………………………………………………………………….........

4.2. Kiểm tra miệng:

Ở nước ta loại hình GTVT nào quan trọng nhất? Vì sao? (9đ)

 

Hôm nay chúng ta học bào gì? gồm những phần nào? (1đ)

- Đường bộ. Vì đường bộ vận chuyển được nhiều hàng hoá và hành khách nhất, được đầu tư nhiều nhất....

 

+ Tìm hiểu bài “Thương mại và du lịch” bài gồm hai phần thương mại và du lịch

 

4.3. Tiến trình bài học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

*Khởi động: Từ sau khi kết thúc chiến tranh, nước ta đã có những chuyển biến rõ nét về kinh tế qua từng giai đoạn lịch sử, đặc biệt đối với hoạt động thương mại và du lịch hiện nay đã đóng một vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế nước ta.

Hoạt động 1: cả lớp (17p)

*Dựa vào sách giáo khoa, kết hợp hiểu biết:

- Hiện nay các hoạt động nội thương có những chuyển biến như thế nào? (Thay đổi căn bản) Liên hệ thực tế hình 15.2, 15.3, 15.4 và 15.5.

Thành phần kinh tế nào giúp nội thương phát triển mạnh nhất ? Biểu hiện?

Quan sát hình 15.1, em có nhận xét gì về sự phân bố theo vùng của ngành nội thương? Vì sao Tây Nguyên có ngành nội thương kém phát triển? (Dân cư thưa thớt, kinh tế chưa phát triển…).

Hà Nội và Thành phố hồ Chí Minh có những điều kiện gì thuận lợi để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất nước?

- Giáo viên giới thiệu những hạn chế của nội thương.

GV gọi HS xác định:

+ Các quốc lộ 1A, đường HCM, 5, 6, 22…đường sắt thống nhất.

+ Các sân bay quốc tế: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM

+ Các cảng lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Cho biết vai trò quan trọng nhất của ngoại thương đối với nền kinh tế nước ta là gì?

*Qua hình 15.6, cho biết:

Cơ cấu giá trị xuất khẩu gồm các nhóm hàng nào?

Cho biết cụ thể các mặt hàng trong từng nhóm hàng xuất khẩu?

Nước ta nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng nào?

Hiện nay nước ta có quan hệ buôn bán nhiều nhất với thị trường nào?

Dùng bản đchâu Á, xác định các thị trường?

Vì sao ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường đó?

- Vị trí địa lí.

- Dân đông.

- Kinh tế phát triển năng động…

Hoạt động 2: nhóm - 15p - GDMT

*Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu tìm ví dụ về 2 nhóm tài nguyên du lịch của nước ta. Sau khi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung; giáo viên chuẩn xác kiến thức theo bảng sau:

Nhóm tài nguyên

Tài nguyên

Ví dụ

 

 

Tài

 

Nguyên

 

du

 

lịch

 

tự

 

nhiên

Phong cảnh đẹp

Hạ Long , Phong Nha - Kẻ Bàng,

Bãi tắm tốt

Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nha Trang, Vũng Tàu, Lăng Cô, Vân Phong, Hà Tiên…

 

Khí hậu tốt

Sa Pa, Đà Lạt

 

Sinh vật quý hiếm

VQG: Tràm Chim, Bạch Mã, Lò Gò – Xa Mát…

 

Tài

 

nguyên

 

du

 

lịch

 

nhân

 

văn

Công trình kiến trúc

Chùa Tây Phương, Tháp Chàm, Toà Thánh, phố cổ Hà Nội, cố đô Huế, Văn miếu...   

Lễ hội dân gian

Chùa Hương, hội Đền Hùng, hội Lim, hội Gióng, chọi trâu - Đồ Sơn, Yên Tử,...

Di tích lịch sử

Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, Mỹ Sơn, hội trường Thống Nhất, Ba Đình ; nhà tù Côn Đảo, cảng Nhà Rồng.

Làng nghề truyền thống

Lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, sơn mài, chạm khắc, đúc đồng...

 

Văn hoá dân gian

- Món ăn dân tộc độc đáo các miền.

- Hát đối đáp, quan họ, chèo, tuồng, cải lương, hát buôn, hát then, hát xoè, trường ca Tây Nguyên, ném còn...

Em có nhận xét  gì về tiềm năng phát triển du lịch nước ta?

Nêu những khó khăn của ngành du lịch?

GV Liên hệ tìm hiểu các tài nguyên du lịch ở địa phương em?

- Trung ương cục, Núi Bà Đen, chùa Tòa Thánh...

GV Giáo dục môi trường: Em có suy nghĩ gì khi thấy những điểm du lịch đầy rác thải? Bản thân em khi đi du lịch phải hành động như thế nào để thể hiện văn minh?

HS: Rác thải làm ô nhiễm môi trường của cảnh quan du lịch. Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường ở những nơi công cộng.

 

 

 

 

 

 

I. Thương mại:

1. Nội thương:

- Phát triển mạnh, không đều giữa các vùng.

- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm thương mại lớn và đa dạng nhất nước ta.

2. Ngoại thương:

- Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất nước ta.

- Những mặt hàng xuất khẩu: Nông – lâm - thuỷ sản, công nghiệp nhẹ và khoáng sản.

- Nhập máy móc, thiết bị, nguyên – nhiên liệu và một số mặt hàng tiêu dùng.

- Hiện nay, nước ta quan hệ buôn bán chủ yếu với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Du lịch:

- Tiềm năng du lịch phong phú gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

- Phát triển ngày càng nhanh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.4. Tổng kết:

1. Thành phần kinh tế nào đặc biệt giúp cho nội thương phát triển mạnh mẽ?

- Tập thể và tư nhân.

2. Các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu ở nước ta?

- Những hàng xuất khẩu: Nông – lâm - thuỷ sản, công nghiệp nhẹ và khoáng sản.

- Nhập máy móc, thiết bị, nguyên – nhiên liệu và một số mặt hàng tiêu dùng.

4.5. Hướng dẫn học tập:

*Đối với bài học ở tiết học này:

- Học bài:

+ Đặc điểm nội thương ở nước ta.

+ Ngoại thương

+ Thế mạnh về du lịch ở nước ta.

- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 60 sách giáo khoa

- Làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 21 - Tập bản đồ Địa lí 9.

*Đối với bài học tiết sau:

    Chuẩn bị bài 16: “Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế”:

- Chuẩn bị bút chì, màu, thước…

5. PHỤ LỤC:

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

Tiết: 16 - Tuần: 08

Ngày dạy:  20.10.2016                               

                                                                                     Bài 16    

 

                                                                              Thực hành         

                                          VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ                

 

 

 

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

*HS biết:

Hoạt động 1: Tỉ trọng của nông – lâm – ngư nghiệp giảm, công nghiệp xây dựng tăng và dịch vụ tăng nhưng còn nhiều biến động.

Hoạt động 2: Trong các khu vực trên thì khu vực nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất.

*HS hiểu:

Hoạt động 1: Tại sao lại có sự biến động trong các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

Hoạt động 2:

- Tỉ trọng của nông – lâm – ngư nghiệp giảm đã nói lên điều gì.

- Tỉ trọng công nghiệp xây dựng tăng đã nói lên điều gì.

1.2. Kĩ năng:

*HS thực hiện được: Rèn luyện kĩ năng vẽ và phân tích nhận xét biểu đồ miền.

*HS thực hiện thành thạo: Vẽ biểu đồ - tô màu, chú giải, tên biểu đồ.

1.3. Thái độ:

*Thói quen: Ý thức học tập để xây dựng và bảo vệ đất nước, ý thức bảo vệ MT.

*Tính cách: Cẩn thận, tỉ mĩ.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Vẽ, nhận xét biểu đồ miền.

3. CHUẨN BỊ:

3.1. Giáo viên:

3.2. Học sinh: tập bản đồ Địa lí 9, Bút chì, màu, thước.

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

9A1:………………………………………………………………………………………………………..........

9A2:…………………………………………………………………………………………………….............

9A3:………………………………………………………………………………………………………..........

9A4:………………………………………………………………………………………………………..........

9A5:………………………………………………………………………………………………………..........

4.2. Kiểm tra miệng: Lấy điểm từ bài thực hành.

4.3. Tiến trình bài học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

Hoạt động 1: cá nhân (23p)

*Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ miền:

1. Bước 1: Đọc yêu cầu, nhận biết các số liệu trong đề bài.

a. Trong trường hợp số liệu của ít năm thì thường vẽ biểu đồ hình tròn.

b. Trường hợp khi chuỗi số liệu là nhiều năm, dùng biểu đồ miền.

c. Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu hiện năm.

2. Bước 2: Vẽ biểu đồ miền.

a. Vẽ biểu đồ miền hình chữ nhật (%).

b. Trục tung có trị số là 100%.

c. Trục hoành là các năm. Khoảng cách giữa các điểm thể hiện các thời điểm (năm) dài hay ngắn tương ứng với khoảng cách năm.

d. Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu chứ không phải lần lượt theo các năm. Cách xác định các điểm vẽ giống như khi vẽ các biểu đồ cột chồng.

e. Vẽ đến đâu, tô màu kẻ vạch đến đó, đồng thời thiết lập bảng chú giải.

*Lưu ý vẽ nông – lâm – ngư nghiệp trước sau đó tới dịch vụ, còn lại là công nghiệp – xây dựng

Hoạt động 2: cả lớp (15p)

Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông – lâm – ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì?

Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế này phản ánh điều gì?

1. Cách vẽ:

 

2. Nhận xét:

- Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông – lâm – ngư nghiệp cho thấy nước ta đang chuyển dần từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp.

- Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng chứng tỏ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang tiến triển.

- Dịch vụ tăng nhưng còn nhiều biến động.

4.4. Tổng kết:

1. Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày tóm tắt lại cách vẽ, cách nhận xét biểu đồ miền.

Gọi 3 HS chấm điểm

 

4.5. Hướng dẫn học tập:

*Đối với bài học ở tiết học này:

- Làm bài tập 1, 2 trang 22 - Tập bản đồ Địa lí 9.

*Đối với bài học tiết sau:

- Chuẩn bị bài ôn tập:

  + Những đặc điểm cơ bản về dân cư và lao động nước ta?

  + Kinh tế Việt Nam trong thời kì đổi mới?

  + Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của công nghiệp, nông nghiệp?

  + Đặc điểm phát triển ngành lâm nghiệp, thuỷ sản?

  + Dịch vụ, GTVT, BCVT và du lịch?

5. PHỤ LỤC:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

 

Giáo viên: Ngô Thị Lụa                                                                       Năm học: 2016 - 2017

 

nguon VI OLET