Giáo sinh:
Giáo viên hướng dẫn:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Soạn cho lớp:
Tiết PPCT: 1 tiết


Bài 16
CÁC NƯỚC ĐÔNG NÁM Á
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
1. Kiến thức
- Nắm được những điểm mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Thấy rõ nét chính của một số phong trào cách mạng ở các quốc gia ở Đông Nam Á lục địa Lào, Campuchia.
2. Tư tưởng
- Thấy được bản sắc tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam
Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
- Nhận thức được quy luật lịch sử “Có áp bức, có đấu tranh”, thấy tính chất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc bị áp bức.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa các sự kiện
-Kỹ năng làm việc nhóm và tư duy cá nhân phân tích, so sánh.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
- Lược đồ Đông Nam Á hiện đại
-Lá cờ Asean
-Tranh về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
- Một số hình ảnh, tư liệu về các quốc gia ở Đông Nam Á
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
-Do tiết trước kiểm tra 15 phút, nên tiết hôm nay không kiểm tra bài cũ
3. Dẫn dắt bài mới
- GV đưa biểu tượng bông lúa trên lá cờ ASEAN rồi nêu câu hỏi:
+ Nhận biết hình tượng của tổ chức nào?
+ Em biết gì về tổ chức này?
GV nhận xét và bổ sung, rồi dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta nhận thấy sự lớn mạnh của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ hiện đại. Để hiểu biết được lịch sử của khu vực này trong thời kỳ 1918 - 1939 chúng ta vào bài mới.
4. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG

GV hướng dẫn HS đọc SGK
HS đọc SGK
I.Tình hình các nước ĐNA sau chiến tranh thế giới thứ I:
1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội: Đọc thêm SGK. (Đọc thêm SGK)


Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
-GV chiếu lược đồ các nước ĐNA và cho học sinh lên điền tên các quốc gia cho đúng vị trí?
-Tiếp đó giáo viên giới thiệu sơ lược về các nước ĐNA là thuộc địa của các nước đế quốc.(Qua 2 bài tập nhỏ giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ, và tạo hứng thú khi vào bài học)
-GV nêu câu hỏi yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK và trả lời: Phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất chuyển biến như thế nào?

- GV nêu câu hỏi yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK và trả lời: So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào độc lập dân tộc có những bước tiến mới gì? Biểu hiện đó là gì?
- GV nhận xét, chốt ý: cho HS xem hình ảnh về 1 phong trào tiêu biểu ở Việt Nam đó là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.





- HS suy nghĩ và lên bảng trả lời








- HS suy nghĩ trả lời.

- HS ghi bài.
2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở ĐNA:






- Sau chiến tranh thế giới phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.



- Tư sản: Lớn mạnh ( Đảng tư sản ra đời ở Indonexia, Mã lai, Miến Điện…
- Vô sản: Trưởng thành ( Đảng Cộng sản ra đời đầu tiên ở Indonexia (5-1920), Việt Nam, Mãlai, Philippin.


GV hướng dẫn HS đọc SGK
HS đọc SGK
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Inđonêxia. (Đọc thêm SGK)


* Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Đông Dương là gì?
- GV nhận xét, chốt ý:
- GV nêu câu hỏi, cho HS theo dõi kênh chữ SGK và chia làm 2 nhóm để làm bài: Hãy trình bày nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Đông Dương? GV cho HS kẻ bảng( Tên
nguon VI OLET