Tuần 14 Ngày soạn: 04/12/2020
Tiết 27 Ngày dạy: 09/12/2020

BÀI 15: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH
BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 - 1921) (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Giúp học sinh nắm được ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga.
2. Kĩ năng
Biết sử dụng tranh ảnh trong học tập lịch sử.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin.
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử của thế giới. Năng lực thực hành bộ môn như khai thác, sử dụng tư liệu, ...
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh

A. Khởi động
“Giành chính quyền đã khó, giữ được chính quyền còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Nước Nga sau cách mạng tháng Mười khó khăn chồng chất.Vậy nước Nga đã làm gì để vượt qua những thử thách đó? Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung bài học này”.


Học sinh lắng nghe, ghi chép đầu bài.

B. Hình thành kiến thức
II. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng. Ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
1. Xây dựng chính quyền Xô Viết
- Giáo viên cho học sinh thấy được nét đặc sắc của chính quyền mới.
- Học sinh quan sát hình 55 Sách giáo khoa, kết hợp nghiên cứu đoạn chữ nhỏ? Sắc lệnh hoà bình và ruộng đất đem lại những quyền lợi gì cho quần chúng nhân dân ?
- 1 học sinh nêu bổ sung về những biện pháp mà chính quyền Xô Viết thực hiện.
? Những biện pháp của chính quyền mới có gì thay đổi so với các chính quyền của giai cấp tư sản?
- Quan sát hình 55- Lê-nin tại Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai và nhận xét về vai trò của Lê-nin đối với việc bảo vệ những thành quả của cách mạng tháng Mười.
 GV chốt lại
- Ngay trong đêm thắng lợi đầu tiên của cách mạng 25/10 (7/11), Đại hội toàn Nga lần thứ hai đã tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu và thông qua hai sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước công nông: Sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất. Sắc lệnh ruộng đất đã đem lại hơn 150 triệu hécta ruộng đất tịch thu của địa chủ trao cho nông dân.
- Chính phủ Xô viết tuyên bố xóa bỏ các đẳng cấp xã hội và những đặc quyền của Giáo hội; thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền dân tộc tự quyết; nhà nước nắm các ngành kinh tế then chốt như ngân hàng, ngoại thương…, trao quyền cho công nhân quyền kiểm soát sản xuất.
- Để nhanh chóng rút khỏi cuộc chiến tranh đế quốc, Chính quyền Xô viết đã ký hòa ước Brét Li-tốp với Đức vào đầu tháng 3/1918. Tuy phải chịu những điều kiện hết sức nặng nề, song hòa ước đem lại cho nước Nga thời gian hòa bình để củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng và phát triển kinh tế
3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười
- Giáo viên đưa ra 1 số sự kiện ( Học sinh nhận xét về ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga đối với Nhân dân Nga ?
- Học sinh tự đọc đoạn chữ nhỏ trang 82 ( Vì sao Giôn - rit đặt tên cuốn sách là: “Mười ngày rung chuyển thế giới” ?
(Giôn - rit đặt tên cho cuốn sách của mình là "Mười ngày rung chuyển thế giới" vì những tác động của Cách mạng tháng Mười đối với thế giới, làm thay đổi cục diện thế giới - chế độ mới, nhà nước đế quốc hoảng sợ. Đồng thời, cuộc cách mạng này cũng để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.)
- Giáo viên phân tích thêm để học sinh nắm rõ ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng. Liên hệ tình hình Việt Nam.
? Vì sao gọi cách mạng tháng Hai năm 1917 là cách mạng dân chủ tư sản ?
? Vì sao gọi cách mạng tháng Mười năm 1917 là cách mạng xã hội chủ nghĩa (cách mạng vô sản)
- Giáo viên nhận xét và bổ sung.
 GV chốt lại
- Cách mạng
nguon VI OLET