A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
Kiến thức
-Con đường, nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ II, tính chất của cuộc chiến tranh qua các giai đoạn khác nhau.
-Những nét lớn về diễn biến chiến tranh: Các giai đoạn, các mặt trận chính, các trận đánh lớn. Qua đó, giúp HS nhận thức, đánh giá một cách khách quan và khoa học về vai trò của Liên Xô, của các nước đồng minh Mỹ, Anh ,của cuộc đấu tranh của nhân dân các nước bị chủ nghĩa phát xít thống trị và nhân dân thế giới trong việc đánh lại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình nhân loại.
-Kết cục của chiến tranh, ý nghĩa và hệ quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới.
-Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ II, HS cần nhận thức và rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay
2. Kỹ năng
-Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử.
-Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh
-Kỹ năng làm việc nhóm và tư duy cá nhân phân tích, so sánh.
3. Thái độ
-Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc và bản chất hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít. Từ đó, bồi dưỡng ý thức cảnh giác, thái độ căm ghét và quyết tâm ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình cho tổ quốc và nhân loại.
-Biết quý trọng, đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mỹ, Anh, của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
-Lược đồ Đức -Italia gây chiến và bành trướng (từ T10/1935 đến 8/1939)
-Bản đồ: chiến tranh thế giới thứ II
-Tranh ảnh về chiến tranh thế giới thứ II
-Các tranh ảnh về Litle, Hội nghi Muy ních, các tài liệu tham khảo có liên quan ...
2. Học sinh
-Đọc trước sách giáo khoa.
-Tìm hiểu những kiến thức rộng bên ngoài sách giáo khoa.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ
1. Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế
B. Bị chính quyền thực dân khống chế
C. Có nước giành được quyền tự chủ trong chừng mực nhất định
D. Chính quyền thực dân có nguy cơ sụp đổ trước sức tiến công mạnh mẽ của phong trào cách mạng
2. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là
A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dung tiếng mẹ đẻ trong nhà trường
B. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ
C. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến
D. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc
2. Giảng kiến thức mới
Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới?
Ở các chương trước, các em đã lần lượt tìm hiểu về Cách mạng tháng 10 Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941), về các nước tư bản chủ nghĩa và tình hình các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Tất thảy các sự kiện các em đã tìm hiểu đều có mối liên quan mật thiết với sự kiện lớn mà chúng ta sẽ học trong chương IV, đó là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
Con đường, nguyên nhân nào đã dẫn tới bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra qua các giai đoạn, các Mặt trận, các trận đánh lớn như thế nào? Kết cục của chiến tranh có tác động như thế nào đối với tình hình thế giới? Cần phải đánh giá sao cho đúng về vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân thế giới trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? Đó là những câu hỏi lớn các em cần phải giải đáp qua tìm hiểu bài học này.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
NỘI DUNG

* Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- GV gợi cho HS nhớ lại các bước phát triển thăng trầm của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh
nguon VI OLET