Bài 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu mục đích, yêu cầu của việc định dạng đoạn văn bản
- Thực hiện được các thao tác định dạng đoạn văn bản
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tổng hợp thông tin .
b. Năng lực thành phần
- Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
- Nld: Sử dụng được phần mềm Word để định dạng đoạn văn bản
- Nle: Có khả năng làm việc nhóm thực hiện được các thao tác định dạng đoạn văn bản
3.  Về phẩm chất:
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
- Phần, bảng, máy tính, máy chiếu
2. Học liệu
- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo, file văn bản mẫu
- HS: SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động:
a) Mục tiêu: Tạo động cơ để học sinh có nhu cầu tìm hiểu cách định dạng đoạn văn bản.
b) Nội dung: Tìm hiểu cách định dạng đoạn văn bản.
c) Sản phẩm học tập: Trả lời các câu hỏi ghi vào vở.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Cho HS quan sát trích đoạn hai bài thơ trong SGK-123
?1 Theo em các cách trình bày có phù hợp với mỗi thể loại thơ hay không?
?2 Hai cách trình bày khác nhau ở điểm gì ?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Các nhóm thảo luận câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
?1. Các cách trình bày phù hợp với mỗi thể loại thơ
?2. Hai cách trình bày khác nhau:
+ Nội dung của văn bản “Trăng ơi” chưa được định dạng. Nội dung của văn bản “Tre xanh” có định dạng.
+ Văn bản “Tre xanh” đã được định dạng kí tự với kiểu chữ in nghiêng, khổ thơ đầu tiên được căn vào giữa, dòng thứ 3 của khổ thơ thứ 2 có thụt lề đầu dòng.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Sau khi thực hiện xong bài tập Giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo.
+ Tất cả những thao tác đó chính là thao tác định dạng đoạn văn bản. Vậy Định dạng đoạn văn bản như thế nào? Cô trò ta tìm hiểu trong bài hôm nay
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Định dạng đoạn văn bản
a) Mục tiêu: HS hiểu mục đích, yêu cầu của việc định dạng đoạn văn bản và các nội dung định dạng đoạn văn bản.
b) Nội dung: Tìm hiểu các nội dung định dạng văn bản
c) Sản phẩm: Có kiến thức về các nội dung định dạng đoạn văn bản.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu hs đọc thông tin trong sgk và trả lời các câu hỏi
? Định dạng đoạn văn bản nhằm mục đích gì.
? Định dạng đoạn văn bản là gì
? Nêu các dạng căn lề của văn bản
? Nêu các khoảng cách trong văn bản
? Định dạng đoạn văn bản có gì khác với định dạng kí tự.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS thảo luận nhóm
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Các nhóm trả lời các câu hỏi GV yêu cầu
- Đánh giá kết quả hoạt động:
* Mục đích: Để văn bản được trình bày đẹp, dễ hiểu, dễ đọc, dễ nhớ.
* Khái niệm:
- Định dạng đoạn văn là bố trí đoạn văn bản trên trang in.
- Định dạng đoạn văn bản bao gồm:
+ Đặt khoảng cách giữa các dòng, các đoạn và căn lề cho đoạn văn bản
+ Các dạng căn lề của văn bản: Căn thẳng lề trái, căn giữa, căn thẳng lề phải, căn thẳng hai lề, thụt lề dòng đầu tiên, cả đoạn văn thụt lề.
+ Các khoảng cách: Khoảng cách đến đoạn trên, khoảng cách đến đoạn dưới, khoảng cách giữa các dòng trong đoạn.
Lưu ý: Định dạng đoạn văn bản tác động đến toàn bộ đoạn
nguon VI OLET