===================================================================
Ngày soạn: 7/9/2020
Ngày giảng:10/9/2020
Chủ đề 1: Tìm hiểu kiến thức cơ bản
Tiết 1- Sơ lược về phối cảnh
I. Mục tiêu bài học: (Nhất trí như tài liệu)
* Bổ sung.
1.Kiến thức:
- HS nêu được khái niệm về phối cảnh trong tự nhiên. Biết được vai trò của đường tầm mắt và điểm tụ trong phối cảnh. Hiểu được vai trò ứng dụng của phối cảnh trong các bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh.
- HS nêu được khái niệm về vẽ tranh, biết được sự phong phú của nội dung đề tài trong cuộc sống lao động và học tập. Nhận thức được thế nào là nội dung đề tài của bức tranh, khai thác được nội dung của đề tài. Biết cách tìm và phân biệt được mảng chính, phụ (hình ảnh chính, phụ trong bức tranh); Một số hình thức bố cục tranh để thể hiện nội dung đề tài.
2.Kỹ năng:
- HS biết vận dụng luật xa gần để quan sát mọi vật trong bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh. Xác định được đường chân trời và điểm tụ khi vẽ khối hình hộp, khối hình trụ.
- Nắm được những kiến thức cơ bản để tìm nội dung tranh, bố cục tranh.
- Vẽ tranh về nội dung học tập một cách đơn giản.
3.Thái độ:
- Biết sáng tạo và phát huy luật xa gần vào bài vẽ của mình, yêu thích môn học.
- HS thêm yêu cuộc sống, có thái độ học tập nghiêm túc và hứng thú với môn học.
II. Chuẩn bị.
A. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên.
- Máy chiếu
- Máy tính
2. Học sinh.
- Sưu tầm tranh, ảnh có lớp cảnh xa, gần.
B. Phương pháp dạy - học.
- Phương pháp trực quan, quan sát, vấn đáp, minh họa.
III. Bài mới.
A. Hoạt động khởi động.(Warm up)
- GV chiếu cho HS quan sát và phân biệt một số bức tranh đề tài với các thể loại khác.
cho HS q. Sát.
- HS quan sát
* HS hoạt động nhóm
- GV đưa ra 1số đồ vật (hình hộp, bát,cốc......) để ở nhiều vị trí khác nhau, để HS thấy được sự thay đổi hình dáng của mọi vật khi nhìn ở khoảng xa - gần.
? Tại sao hình mặt hộp lúc là hình vuông và khi là hình bình hành?
? Vì sao hình miệng bát và cốc lúc là hình tròn, lúc là hình bầu dục, khi là đường cong khi là đường thẳng?
+ Mọi vật luôn thay đổi khi nhìn theo xa gần.
? Vì sao con đường chỗ này là to, chỗ kia lại nhỏ dần?
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( New lesson)
I. Tìm hiểu về Vẽ theo phối cảnh và những điểm cơ bản của luật xa gần
(Learning about drawing and the recent database found)
- GV hướng dẫn HS q. sát SGK trang 79.
? Em có nhận xét gì về hình của hàng cột và hình đường ray của tầu hoả.
? Hình ảnh bức tượng ở xa như thế nào?
+ HS trao đổi nhóm.
- GV giới thiệu hai hình vẽ ở ĐDDH và hình minh hoạ ở SGK.
? Các hình này có đường nằm ngang không?
? Vị trí của các đường nằm ngang như thế nào?
+ HS trao đổi nhóm.
* Đường tầm mắt là đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn, phân chia mặt đất với bầu trời, hay mặt nước với bầu trời nên còn gọi là đường chân trời.
- GV giới thiệu hình vẽ ở ĐDDH và hình minh hoạ ở SGK trang 81.
? Em hiểu thế nào gọi là điểm tụ?
- Các đường song song với mặt đất như cạnh hình hộp, tường nhà, đường tàu hỏa…hướng về chiều sâu càng xa, càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại một điểm tại đường tầm mắt.
C. Hoạt động thực hành.
GV cho HS quan sát 1 số tranh ảnh liên quan đến bài học để xác định đường tầm mắt và điểm tụ…
D. Hướng dẫn về nhà:
- Bài cũ: Nhớ được những điểm cơ bản của luật xa – gần, ứng dụng được vào trong các loại tranh vẽ.
- Bài mới: Tìm hiểu cách vẽ tranh đề tài. Chuẩn bị giấy A4, bút chì, tẩy, màu vẽ.














==================================================================
Ngày soạn :14/9/2020
Ngày giảng:17/9/2020
Chủ đề 1: Tìm hiểu kiến thức cơ bản
Tiết 2 - Cách vẽ tranh đề tài
nguon VI OLET