Họ tên: Huỳnh Kim Thơ

Lớp: ĐHGDTH15D

Học vần

Bài: u-ư

A-Mục tiêu

-          Học sinh được học u-ư, nụ, thư, câu ứng dụng thứ tư, bé hà thi vẽ.

-          Viết được u-ư, nụ, thư; viết đúng mẫu, đều nét, đẹp.

-          Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: thủ đô.

B-Đồ dùng dạy học

-          GV: SGK, tranh minh họa trong SGK

-          HS: SGK, bảng con, bộ đồ dùng tiếng Việt

C-Hoạt động dạy và học

  1. Kiểm tra bài cũ

Bài 16: Ôn tập

-          Cho học sinh viết trên bảng con hoặc gọi một số em lên bảng viết một số từ như: mơ, tô, đa (bảng trang 34).

-          Đọc lại bài trong SGK (trang 34).

      Nhận xét xem các em viết đúng, đọc đúng hay chưa. Chỉnh sửa nếu như các em sai.

  1. Bài học mới

Hoặc động của giáo viên

Hoặc động của học sinh

  1. Cho học sinh xem một bức tranh vẽ nụ hoa

-          Bức tranh vẽ gì?

 

-          Trong từ nụ hoa có âm.mới. Hôm nay chúng ta sẽ học, đó là âm u.

 

  • Dạy ghi chữ âm u

-          Viết chữ u lên bảng và đọc u

-          Cấu tạo của u?

 

-          Cho học sinh so sánh chữ u và chữ n

 

 

 

 

 

 

 

-          Bảo học sinh cài chữ u lên bảng cài

 

 

-          Học sinh quan sát và trả lời (nụ hoa)

 

 

 

 

 

-          HS: u gồm một nét móc ngược phải và một nét xổ thẳng

-          Học sinh so sánh;

+ Giống: đều gồm một nét móc và một nét xổ thẳng

+ Khác: Chữ u móc ngược phải, còn chữ n móc xuôi trái

      Chữ u và chữ n là hai chữ ngược của nhau. Chỉ cần lật ngược lại là chữ u sẽ thành chữ n và ngược lại

-          Học sinh cài chữ

 

-          Phát âm chữ u

 

-          GV viết từ nụ lên bảng

-          Hỏi học sinh âm nào đã học và âm nào mới học

-          Dạy học sinh đánh vần: n-u-nu-nặng-nụ

-          Cho 2 phút để học sinh đánh vần theo cặp

      Giáo viên chỉnh sửa nếu học sinh đọc sai

-          Hỏi cấu tạo của từ nụ

 

  1. Cho học sinh xem một bức tranh vẽ hình lá thư

-          Bức tranh vẽ gì?

-          Trong từ lá thư có âm mới và hôm nay chúng ta sẽ học, đó là âm ư

  • Dạy chữ ghi âm ư

-          Viết chữ ư lên bảng và đọc ư

-          Hỏi học sinh cấu tạo của ư

 

-          Cho học sinh cài lên bảng cài

-          Phát âm mẫu chữ ư

 

-          Viết từ thư lên bảng

-          Hỏi học sinh âm nào đã học, âm nào mới học

-          Dạy học sinh đánh vần: th-ư-thư

-          Cho học sinh 2 phút để học sinh tự đánh vần theo cặp

      Chỉnh sửa nếu đọc sai

-          Cấu tạo của từ thư

  1. Đọc tiếng và từ ứng dụng

        cá thu               thứ tự

        đu đủ                cử tạ

-          Đánh vần từng từ và hỏi xem có âm nào mới học:

+ c-a-ca-sắc-cá; th-u-thu: cá thu

+ đ-u-đu; đ-u-đu-hỏi-đủ: đu đủ

+ th-ư-thư-sắc-thứ; t-ư-tư-nặng-tự: thứ tự

+ c-ư-cư-hỏi-cử; t-a-ta-nặng-tạ

-          Gọi từng cá nhân đứng lên đọc lại

      Chỉnh sửa nếu đọc sai

  1. Viết mẫu các chữ u, ư, nụ, thư ở dạng chữ thường

-          Hỏi học sinh cấu tạo u và ư (chữ thường)

 

 

-          Gọi học sinh lên bảng viết lại

-          Cho cả lớp viết lại bằng bảng con

      GV chỉnh sửa lại cho các bạn viết sai

  1. Cho học sinh đọc lại toàn bài: u, ư, nụ, thư, cá thu, đu đủ, thứ tự, cử tạ
  2. Luyện tập

-          GV yêu cầu HS xem hình trong SGK trang 37

-          Hỏi học sinh trong tranh vẽ gì

 

-          GV: trong hình các bạn đang thi vẽ vào ngày thứ tư. Và bạn gái mặc áo xanh ngồi ngoài cùng tên là hà. Chúng ta sẽ có câu: thứ tư, bé hà thi vẽ

-          Đánh vần từng từ

-          Ghép lại: thứ tư-bé hà thi vẽ

Luyện nói

-          GV treo tranh

-          Trong tranh, cô giáo đưa học sinh đi thăm cảnh gì?

-          Chùa Một Cột ở đâu?

-          Làm sao em biết?

-          Cả lớp đồng thanh phát âm; từng cá nhân phát âm

 

-          Âm n đã học và âm u mới học

 

-          Cả lớp đồng thanh (1-2-3 lần)

 

-          Cá nhân đọc

 

 

 

-          Gồm âm n đứng trước và âm u đứng sau

 

 

-          Học sinh quan sát và trả lời (lá thư)

 

 

 

 

-          Gồm một nét móc ngược phải, một nét xổ thẳng và một nét râu

-          Học sinh cài

-          Cả lớp đồng thanh phát âm; từng cá nhân phát âm

 

-          Âm th đã học, âm ư mới học

 

-          Cả lớp đồng thanh (1-2-3 lần)

-          Cá nhân đọc

 

 

-          Âm th đứng trước, âm ư đứng sau

 

 

 

 

 

+ âm u

+ âm u

+ âm ư

+ âm ư

-          Cá nhân đọc

 

 

 

-          Học sinh trả lời:

+ u: một nét hất, hai móc ngược phải

+ ư: một nét hất, hai móc ngược phải và một nét râu

-          Cá nhân lên bảng viết

-          Cả lớp viết và giơ bảng lên

 

 

 

 

 

 

 

-          Học sinh quan sát

 

-          Trong hình các bạn đang vẽ tranh (có thêm một tờ lịch)

 

 

 

 

 

-          Cả lớp đánh vần

-          Cả lớp đọc

 

-          HS quan sát

-          Chùa Một Cột

 

-          Ở Hà Nội

-          Qua phim, tranh ảnh,...

 

  1. Củng cố, dặn dò:

-          Đọc lại bài đã học

-          Xem trước bài kế tiếp

nguon VI OLET