Trường THCS Thạnh Đông                                                                                   KHBH Địa 9

 

Tiết 17 - Tuần 9

Ngày dạy: 24.10.2016                                                 

             ÔN TẬP

 

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

*HS biết:

Hoạt động 1:

- Đặc điểm cơ bản về lao động và việc làm ở nước ta hiện nay.

- Tình hình phát triển các ngành kinh tế Việt Nam từ khi đất nước đổi mới.

- Đặc điểm dân số Tây Ninh.

Hoạt động 2:

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, công nghiệp.

- Đặc điểm của ngành GTVT.

*HS hiểu:

Hoạt động 1: Vấn đề sử dụng lao động ở nước ta hiện nay như thế nào. Tại sao đây đang là vấn đề gay gắt

Hoạt động 2: Các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển nông, nông nghiệp ở nước ta.

1.2. Kĩ năng:

*HS thực hiện được: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, so sánh, khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức đã học.

- Phân tích sơ đồ.

*HS thực hiện thành thạo: Trình bày lại kiến thức.

- Củng cố và rèn luyện kĩ năng vẽ cơ bản về biểu đồ.

1.3. Thái độ:

*Thói quen: Ý thức học tập để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

*Tính cách: Tự giác, cẩn thận.

2. NỘI DUNG BÀI HỌC: Dân cư, kinh tế, nông – lâm – thuỷ sản, GTVT.

3. CHUẨN BỊ:

3.1. Giáo viên: Bản đồ nông – lâm – ngư nghiệp, GTVT và du lịch Việt Nam.

3.2. Học sinh:  Bản đồ Địa lí 9.

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

9A1 :……………………………………………………………………………………………………

9A2 :……………………………………………………………………………………………………

9A3 :……………………………………………………………………………………………………

9A4 :……………………………………………………………………………………………………

9A5:……………………………………………………………………………………………………

4.2. Kiểm tra miệng: Lấy điểm từ bài ôn tập.

4.3. Tiến trình bài học:

 

 

 

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

*Khởi động:

Hoạt động 1: Cả lớp (10p)

Nhận xét mật độ dân số nước ta?

Quan sát bản đồ dân cư cho biết dân cư tập trung đông ở đâu và thưa thớt ở đâu? Vì sao?

Nêu đặc điểm nguồn lao động việt Nam?

Vấn đề sử dụng lao động nước ta?

Tại sao nói việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta hiện nay?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Cá nhân (8p)

Trình bày sự phân bố dân cư Tây Ninh?

 

Tây Ninh có các dân tộc nào? Phân bố ở đâu?

Nêu những hạn chế của công nghiệp Tây Ninh?

 

 

 

 

Hoạt động 3: Cặp (20p)

- Nêu những thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nức ta?

*Thành tựu:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tương đối vững chắc.

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.

- Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. 

*Thách thức:                               

- Sự phân hóa giàu nghèo.

- Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.

- Vấn đề việc làm còn bức xúc.

- Nhiều bất cập trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

- Quá trình hội nhập còn nhiều bất cập

Khí hậu nước ta có thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp?

*Thuận lợi:

- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm phong phú giúp cho cây cối sinh trưởng quanh năm, có thể trồng từ 2 đến 3 vụ.

- Khí hậu phân hoá theo chiều Bắc – Nam, theo mùa và theo độ cao, nên có thể trồng được nhiều loại cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

*Khó khăn:

- Khí hậu nước ta nhiều bão, lũ gió Tây khô nóng. Trong điều kiện nóng ẩm dễ phát sinh sâu bệnh, bệnh dịch,…

- Khí hậu còn nhiều thiên tai khác như: sương muối, mưa đá, rét hại…

*Dựa vào kiến thức đã học hãy hoàn thành sơ đồ sau:

 

 

Sự phát triển và phân bố công nghiệp chịu sự tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội nào? Nhân tố nào quyết định đến những thành tựu to lớn trong công nghiệp? (chính sách công nghiệp)

Dựa vào bảng số liệu:

Các ngành công nghiệp

Tỉ lệ (%)

Khai thác nhiên liệu

10,3

Điện

6,0

Cơ khí - điện tử

12,3

Hoá chất

9,5

Vật liệu xây dựng

9,9

Chế biến lương thực - thực phẩm

24,4

Dệt may

7,9

Các ngành công nghiệp khác

19,7

- Vẽ biểu đồ tỉ trọng các ngành công nghiệp?

- Ngành nào không phải là ngành công nghiệp trọng điểm? Nêu đặc điểm phát triển?

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp:

- Đất, nước, khí hậu, sinh vật, lao động…

Nước ta có các loại hình GTVT nào? Loại hình nào quan trọng nhất? Vì sao?

- Đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường ống.

- Đường bộ quan trọng nhất.

Chứng minh nước ta có tiềm năng du lịch phong phú? - Tài nguyên du lịch tự nhiên: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha – Kẽ Bàng, Sapa, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, các vườn quốc gia....

- Tài nguyên du lịch nhân văn: Phố cổ Hội An, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, làng nghề truyền thống, văn hóa dân gian, cố đô Huế, hoàng thành Thăng Long...

 

 

I. Dân số, sự phân bố dân cư. Lao động và việc làm:

1. Mật độ dân số:

- Nước ta có mật độ dân số cao: khoảng 272 người/km2. (2013).

- Mật độ dân số ngày càng tăng.

2. Phân bố dân cư:

- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.

- Miền núi và cao nguyên thưa dân.

- Phần lớn dân cư sống ở nông thôn: 76%.

3. Lao động việc làm:

a. Nguồn lao động:

- Dồi dào và tăng nhanh.

- Tập trung nhiều ở nông thôn.

- Hạn chế về thể lực và trình độ.

b. Sử dụng:

- Phần lớn tập trung ở nông – lâm – ngư nghiệp.

- Cơ cấu thay đổi theo hướng đổi mới.

 c. Việc làm:

- Người trong độ tuổi lao động tăng nhanh.

- Thiếu việc làm ở nông thôn.

- Thất nghiệp ở thành thị.

 

II. Địa lí Tây Ninh:

- Dân cư phân bô không đồng đều

- Mật độ dân số 265 người/km2 (2009)

- Tập trung đông ở Hoà Thành, Thị Xã, Trảng Bàng…

- Tập trung thưa thớt ở các huyện biên giới.

 

III. Nông nghiệp - Công nghiệp GTVT:

- Dân cư và lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển công nghiệp.

 

 

4.4. Tổng kết:

1. Giáo viên tóm tắt và nhấn mạnh các nội dung cơ bản, các mảng kiến thức trọng tâm.

2. Lưu ý học sinh cách vẽ biểu đồ và nhận xét.

4.5. Hướng dẫn học tập:

*Đối với bài học ở tiết học này:

Học bài: học tất cả các bài đã ôn tập ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

*Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

Học bài đã ôn tập để kiểm tra 1 tiết

5. PHỤ LỤC:

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

Tuần: 9 - Tiết: 18

Ngày dạy: 27.10.2016

                                                                      KIỂM TRA 1 TIẾT

 

 

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

*HS biết:

- Các đặc điểm cơ bản về lao động và việc làm hiện nay ở nước ta.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

- Tình hình phát triển kinh tế của nước ta từ khi đổi mới.

- Sự phân bố dân cư Tây Ninh.

*HS hiểu:

- Khí hậu nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì để phát triển nông nghiệp.

1.2. Kĩ năng:

*HS thực hiện được: Vẽ biểu đồ, nhận xét.

*HS thực hiện thành thạo: Trình bày lại kiến thức đã học.

1.3. Thái độ:

*Thói quen: Luôn có ý thức tự học.

*Tính cách: Cẩn thận, trung thực, độc lập.

2. NỘI DUNG BÀI HỌC:

3. CHUẨN BỊ:

3.1. Giáo viên: hệ thống câu hỏi.

3.2. Học sinh: học bài.

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

9A1 :……………………………………………………………………………………………………

9A2 :……………………………………………………………………………………………………

9A3 :……………………………………………………………………………………………………

9A4 :……………………………………………………………………………………………………

9A5 :……………………………………………………………………………………………………

4.2. Kiểm tra miệng: không

4.3. Tiến trình bài học:

 

MA TRẬN

 

Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Sáng tạo

Cộng

 

Địa lí dân cư và lao động

 

 

 

 

 

Số câu: 2

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30%

KT: Đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động

KN: Trình bày

 

Số câu: 1

Số điểm: 2

 

 

 

KT: Biết cơ cấu sử dung lao động của nước ta

KN: Vẽ biểu đồ

 

Số câu: 1

Số điểm: 1

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 2

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30%

Địa lí kinh tế

 

 

 

 

 

 

Số câu: 2

Số điểm: 6

Tỉ lệ: 60%

 

 

 

 

KT: Khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

KN: Phân tích

 

Số câu: 1

Số điểm: 3

 

KT: Tiềm năng du lịch

KN: Xác định một số địa danh du lịch.

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 2

Số điểm: 6

Tỉ lệ: 60%

Địa lí

Tây Ninh

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

 

KT: Hạn chế của ngành công nghiệp Tây Ninh

KN: Trình bày

 

Số câu: 1

Số điểm: 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

 

Tổng số câu: 5

TSĐ: 10

Tỉ lệ: 100%

Tổng số câu: 2

TSĐ: 3 điểm

Tỉ lệ: 30%

Tổng số câu: 1

TSĐ: 3

Tỉ lệ: 30%

 

Tổng số câu: 1

TSĐ: 3

Tỉ lệ: 30%

 

Tổng số câu: 1

TSĐ: 1

Tỉ lệ: 10%

Tổng số câu: 5

TSĐ: 10 điểm

Tỉ lệ: 100%

 

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Trình bày đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở nước ta? (2 điểm)

Câu 2: Trình bày những hạn chế của ngành công nghiệp Tây Ninh? (1 điểm)

Câu 3: Khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? (3 điểm)

Câu 4: Chứng minh nước ta có tiềm năng du lịch phong phú? (3 điểm)

Câu 5: Dựa vào bảng số liệu “Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành năm 2003”: (1 điểm)

 

Ngành

Năm 2003

Nông, lâm, ngư nghiệp

59,6%

Công nghiệp - xây dựng

16,4%

Dịch vụ 

        24,0%

 


 

Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành năm 2003 ở nước ta.

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu

Nội dung

Điểm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

*Đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở nước ta:

Đặc điểm:

 - Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.

- Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

- Lao động còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.

Sử dụng lao động:

- Phần lớn lao động còn tập trung ở nhiều ngành nông – lâm – ngư nghiệp.

- Cơ cấu sử dụng lao động thay đổi theo hướng tích cực.

 

*Những hạn chế của công nghiệp Tây Ninh:

  - Tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc.

  - Chưa có các ngành then chốt.

  - Thiếu vốn, chậm đổi mới công nghệ.

  - Sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh.

  - Cơ cấu ngành lẫn trình độ nghề nghiệp của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

 

*Khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp:

Thuận lợi:

- Nhiệt đới gió mùa ẩm nên cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt quanh năm.

 - Phân hóa rõ theo chiều Bắc vào Nam, theo độ cao, theo gió  mùa nên coa thể trồng các loại cây nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.

Khó khăn: thời tiết diễn biến thất thường: bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, rét đậm, rét hại.... sự phát triển của sâu bệnh.

 

*Tiềm năng du lịch:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha – Kẽ Bàng, Sapa, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, các vườn quốc gia....

- Tài nguyên du lịch nhân văn: Phố cổ Hội An, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, làng nghề truyền thống, văn hóa dân gian, cố đô Huế, hoàng thành Thăng Long...

 

*Vẽ biểu đồ:

 

   - Vẽ biểu đồ tròn chính xác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 điểm

 

 

 

 

1 điểm

 

 

 

 

1 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5 điểm

 

 

 

 

1.5 điểm

 

 

 

1.5 điểm

 

1.5 điểm

 

 

 

 

1 điểm

 

    4.4. Tổng kết:  Thu bài làm của HS

   4.5. Hướng dẫn học tập:

   - Đối với bài học ở tiết này:

        - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

          Chuẩn bị bài 17: “Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ”

           - Khái quát?

           -  Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ?

           - Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: đặc điểm, thuận lợi, khó khăn, biện pháp khắc phục?

           - Dân cư – xã hội: đặc điểm, thuận lợi, khó khăn, biện pháp khắc phục?

 

5. PHỤ LỤC:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............

 

KẾT QUẢ KIỂM TRA

 

LỚP

TSHS

Giỏi

TL

Khá

TL

TB

TL

Trên TB

TL

Yếu

TL

Kém

TL

DTB

TL

9A1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9A2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9A3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9A4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9A5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9A6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ KIỂM TRA

*Ưu điểm:

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

*Tồn tại:

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:10 - Tiết: 19

Ngày dạy: 31.10.2015                                           Bài 17

                                                   

                                              VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

 

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

*HS biết:

Hoạt động 1:

- Tên các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.

- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ.

Hoạt động 2: Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng.

Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.

*HS hiểu:

Hoạt động 1: Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ.

Hoạt động 2: Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

Hoạt động 3:

1.2. Kĩ năng:

*HS thực hiện được:

- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.

- Phân tích bảng số liệu để hiểu và nhận xét đặc điểm dân cư, xã hội…

*HS thực hiện thành thạo:

- Dựa vào bản đồ đọc tên các tỉnh trong vùng.

- Xác định các mỏ khoáng sản trên bản đồ.

1.3. Thái độ:

*Thói quen: Ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước, tinh thần đoàn kết dân tộc.

*Tính cách: Tự giác, tính tự lập.

2. NỘI DUNG BÀI HỌC:

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư và xã hội

3. CHUẨN BỊ:

3.1. Giáo viên: bản đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tranh ảnh một số dân tộc thiểu số ở vùng.

3.2. Học sinh: tập bản đĐịa lí 9.

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

9A1 :………………………………………………………………………………………………………

9A2 :………………………………………………………………………………………………………

9A3 :………………………………………………………………………………………………………

9A4 :………………………………………………………………………………………………………

9A5 :………………………………………………………………………………………………………

9A6 :………………………………………………………………………………………………………

4.2. Kiểm tra miệng: kiểm tra vở.

4.3. Tiến trình bài học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

*Khởi động: nước ta có 7 vùng kinh tế, vùng TD MNBB là vùng đầu tiên tính từ Bắc xuống Nam. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu vùng này.

*Khái quát: (tên các tỉnh, diện tích, dân số)

Hoạt động 1: cá nhân (5p)

*Quan sát hình 17.1, kết hợp với bản đồ tự nhiên, cho biết :

- Phía Bắc giáp với nước nào? (Trung Quốc). Lũng Cú là địa đầu phía Bắc.

- Phía Tây giáp với nước nào? (Lào). Địa đầu phía Tây Bắc là A-pa-chải thuộc xã Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên.

- Phía Đông Nam giáp với vịnh nào? (Bắc bộ)

- Phía Nam? Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ

- Ngoài đất liền, những bộ phận nào thuộc lãnh thổ của vùng? (đảo và quần đảo).

*Vị trí địa lí của vùng có ý nghĩa như thế nào đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội? (Cấu trúc địa chất, địa hình, tài nguyên).

- Khí hậu: Có mùa đông lạnh, sát chí tuyến Bắc nên tài nguyên sinh vật đa dạng.

- Có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá với Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Chuyển ý

Hoạt động 2: nhóm - giáo dục môi trường – GDƯP với BĐKH và PCTT (15p)

*Quan sát hình 17.1 và kiến thức đã học cho biết đặc điểm chung của điều kiện tự nhiên của vùng?

- Tây Bắc có địa hình cao và đồ sộ nhất nước.

- Đông Bắc: Núi cao trung bình.

- Trung du: Dạng bát úp, có giá trị phát triển kinh tế.

*Chia lớp ra 4 nhóm:

- Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa 2 tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc?

- Nêu thế mạnh kinh tế và những khó khăn trong sự phát triển kinh tế do điều kiện tự nhiên?

- Tại sao nói vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản và thuỷ điện nhất nước ta?

*Giáo dục môi trường: Vì sao việc phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?

(Tài nguyên cạn kiệt, đất trống đồi trọc phát triển, thiên nhiên biến động... ảnh hưởng xấu tới môi trường, nguồn nước nhà máy thuỷ điện...).

*Đại diện nhóm báo cáo, giáo viên cung cấp bảng “Cơ cấu tài nguyên theo lãnh thổ” chốt lại câu hỏi 3. Đồng thời xác định các mỏ than Quảng Ninh, sắt Thái Nguyên, apatít Lào Cai, thiếc Tuyên Quang và các sông Đà, Lô, Gâm, Chảy có giá trị thuỷ điện.

Khoáng sản và thuỷ điện

Tổng số

Đồng bằng sông Hồng

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đông Nam Bộ

Bắc Trung Bộ

Các vùng còn lại

Than

100

 

99,9

 

0,1

 

Quặng sắt

100

 

38,7

 

61,3

 

Bô xít

100

 

30

 

 

70

Dầu khí

100

10

 

90

 

 

Đá vôi

100

8

50

 

40

2

Apatít

100

 

100

 

 

 

Trữ năng thuỷ điện

100

 

56

6,2

7,8

30

Kết luận.

Chuyển ý

Hoạt động 3: cặp (15p)

Ngoài người Kinh, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chính của những dân tộc ít người nào? Đặc điểm sản xuất của họ?

Dựa vào số liệu trong bảng 17.2, nhận xét sự chênh lệch về dân cư và xã hội của 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc?

Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ?

- Trung du gần đồng bằng có trình đphát triển kinh tế - xã hội cao; nguồn nước, diện tích đất lớn, giao thông, công nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc...).

*Sau khi học sinh trình bày kết quả, giáo viên chuẩn xác kiến thức.

 

 

 

 

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:

- Nằm ở phía Bắc nước ta.

- Phía Bắc giáp Trung Quốc.

- Phía Tây giáp Lào.

- Đông Nam giáp Vịnh Bắc Bộ.

- Nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

- Lãnh thổ: chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ, có đường bờ biển dài.

*Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ: dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước, lãnh thổ giàu tiềm năng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

 1. Đặc điểm: địa hình cao, cắt xẻ mạnh, khí hậu có mùa đông lạnh, nhiều loại khoáng sản, trữ lượng thủy điện dồi dào.

2. Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành.

3. Khó khăn: địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, khoáng sản trữ lượng nhỏ…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Đặc điểm dân cư, xã hội:

1. Đặc điểm: địa bàn cư trú của nhiều dân tộc. Dân tộc ít người chính: Thái, Mường, Dao, Tày, Nùng. Người Việt cư trú hầu hết các địa phương.

- Trình độ dân cư - xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

- Đời sống một bộ phận dân cư vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện.

1. Thuận lợi:

- Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất.

- Đa dạng về văn hóa.

2. Khó khăn:

- Trình độ văn hóa – kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

- Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

4.4. Tổng kết:

Gọi 1 HS lên xác định vị trí giới hạn của vùng.

Hoàn thành sơ đồ tư duy

4.5. Hướng dẫn học tập:

*Đối với bài học ở tiết học này:

- Học bài: Xác định vị trí của vùng TD MNBB

   + Đặc điểm, thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên, dân cư và xã hội.

   + Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 65 sách giáo khoa.

   + Làm bài tập 1, 2, 3 trang 23 và 24 - Tập bản đĐịa lí 9.

*Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

Chuẩn bị bài 18: “Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ” (tiếp theo):

  Vì sao đại bộ phận công nghiệp chế biến khoáng sản phân bố trên địa bàn các tỉnh Trung du Bắc Bộ?

  Nêu thế mạnh về du lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

  Tìm các quốc lộ 1, 2, 3, 6 ... trên bản đồ hành chính và Átlat Địa lí Việt Nam?

5. PHỤ LỤC:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 11 - Tiết: 20

Ngày dạy: 03.11.2015                                                                          

                                                                                    Bài 18

                                    

                                       VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (tiếp theo)

 

 

1. MỤC TIÊU:

1. 1. Kiến thức:

*HS biết:

Hoạt động 1:

- Công nghiệp:

+ Thế mạnh chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.

+ Phân bố: tên vùng khai thác than chủ yếu, các nhà máy thủy điện lớn, trung tâm luyện kim đen.

Hoạt động 2:

- Nông nghiệp:

+ Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng. Một số sản phẩm có giá trị trên thị trường.

+ Phân bố: chè, hồi

+ Lâm nghiệp: Nghề rừng phát triển theo hướng nông lâm kết hợp.

- Dịch vụ:

+ Biết được một số loại hình dịch vụ đang phát triển ở Trung du miền núi Bắc bộ.

Hoạt động 3: Các trung tâm kinh tế: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long.

*HS hiểu:

Hoạt động 1: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện lại là thế mạnh của Tây Bắc.

Hoạt động 2: Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông, lâm kết hợp.

1.2. Kĩ năng:

*HS thực hiện được: Phân tích bản đồ kinh tế xác định các mỏ khoáng sản, phân bố nông nghiệp, công nghiệp của vùng.

*HS thực hiện thành thạo: Xác định các trung tân kinh tế của vùng trên bản đồ.

1.3. Thái độ:

*Thói quen: Ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

*Tính cách: tiết kiệm

2. NỘI DUNG BÀI HỌC:

Tình hình phát triển kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Các trung tâm kinh tế

3. CHUẨN BỊ:

3.1. Giáo viên: bản đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

3.2. Học sinh: Tập bản đồ địa 9

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1. Ổn định tổ chức và kiệm diện:

9A1 :………………………………………………………………………………………………………

9A2 :………………………………………………………………………………………………………

9A3 :………………………………………………………………………………………………………

9A4 :………………………………………………………………………………………………………

9A5 :………………………………………………………………………………………………………

9A6 :………………………………………………………………………………………………………

4.2. Kiểm tra miệng:

Xác định vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 

Tài nguyên thiên nhiên của vùng TD và MNBB có những thuận lợi gì cho phát triển kinh tế - xã hội? (9đ)

*Bài học hôm này tìm hiểu nội dung gì?

- Giáp Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ.

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú (dẫn chứng) tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành.

 

- Tình hình phát triển kinh tế của vùng TDMNBB.

4.3. Tiến trình bài học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

*Khởi động: Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội của vùng TDMNBB, với những điều kiện như vậy thì trong vùng sẽ phát triển kinh tế như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài mới

Hoạt động 1: nhóm – giáo dục mội trường, giáo dục năng lượng (12p)

*Chia lớp thành 5 nhóm:

Nhóm 1: Quan sát hình 18.1, xác định các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện; các trung tâm luyện kim, hoá chất?

Nhóm 2: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc?

 - Khu vực giàu khoáng sản bậc nhất nước ta.

Nhóm 3: Phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

- Đầu nguồn một số hệ thống sông lớn, địa thế khu vực cao đồ sộ nhất nước ta – lòng sông, các chi lưu rất dốc, nhiều thác ghềnh nguồn thuỷ năng lớn nhất Việt Nam.

Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của thuỷ điện Hoà Bình?

- Sản xuất điện, điều tiết lũ, cung cấp nước tưới mùa khô, khai thác du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, điều hoà khí hậu.

Nhóm 5: Xác định các cơ sở chế biến khoáng sản, cho biết mối liên hệ giữa nơi khai thác và nơi chế biến?

- Đại bộ phận công nghiệp chế biến khoáng sản phân bố trên địa bàn các tỉnh Trung du Bắc Bộ vì

+ Nguồn thuỷ, nhiệt điện lớn.

+ Nguồn nguyên liệu và lao động tại chổ dồi dào.

+ Giao thông vận tải thuận lợi hơn ở miền núi Bắc Bộ.

*Giáo dục môi trường: để các ngành kinh tế nước ta phát triển lâu dài thì đối với các tài nguyên thiên nhiên chúng ta phải làm gì?

HS: khai thác trong giới hạn cho phép, bảo tồn cảnh sắc thiên nhiên….

GV cho học sinh làm bài tập điền khuyết:

Khoáng sản là ….(1)….không tái tạo, tiềm năng khoáng sản của nước ta có hạn, vậy thế hệ ngày nay …..(2)…. tài nguyên này tới đâu, gia tăng hay giảm quy mô khai thác, có trách nhiệm gì và có dành phần khoáng sản lại cho các thế hệ mai sau là đều cần..(3)…..

Đáp án (1) tài nguyên (2) khai thác (3) quan tâm

Hoạt động 2: Các nhân (13p)

*Cho biết nông nghiệp của vùng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển như thế nào?

Xác định trên hình 18.2 địa bàn phân bố chính các cây công nghiệp lâu năm? Cây trồng nào có tỉ trọng lớn nhất so với cả nước?

- Xác định vị trí phân bố của cây chè, hồi.

Nhờ những điều kiện thuận lợi gì mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?

- Đất feralit, khí hậu, thị trường lớn...

Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện gì để sản xuất lương thực?

- Cánh đồng giữa núi, nương rẫy.

Vùng còn có những thế mạnh gì đem lại hiệu quả kinh tế cao?

- Nghề rừng, nuôi trâu, lợn, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản...

Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp?

- Điều tiết chế độ dòng chảy, cân bằng sinh thái, nâng cao đời sống....

Những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp?

- Sản xuất còn mang tính tự túc, tự cấp, lạc hậu.

- Thiên tai, lũ quét, xói mòn đất.

- Thị trường, vốn đầu tư, quy hoạch.

Xác định trên hình 18.1 các tuyến đường sắt, ô tô xuất phát từ Hà Nội đi đến các thành phố, thị xã các tỉnh biên giới Việt – Trung, Việt – Lào?

Đặc điểm của tuyến đường trên?

- Nối liền Đồng bằng sông Hồng với Trung Quốc, Lào.

- Vùng có thể trao đổi các sản phẩm gì với các vùng khác?

- Xuất: Khoáng sản, lâm sản, chăn nuôi.

- Nhập: Lương thực, hàng công nghiệp.

*Tìm trên hình 18.1 các cửa khẩu quan trọng ở biên giới Việt – Trung, Việt – Lào?

*Cho biết các thế mạnh phát triển du lịch của vùng?

Hoạt động 3: cả lớp (5p)

Xác địnhtrên hình 18.1 vị trí các trung tâm kinh tế?

Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm?

- Thái Nguyên: luyện kim, cơ khí.

- Việt Trì: hoá chất. vật liệu xây dựng.

- Hạ Long: than, du lịch.

- Lạng Sơn: hàng tiêu dùng, cửa khẩu quốc tế quan trọng.

 

 

 

 

 

IV. Tình hình phát triển kinh tế:

1. Công nghiện:

- Tập trung phát triển công nghiệp khai thác và năng lượng.

- Khai thác gắn liền với công nghiệp chế biến, một phần phục vụ xuất khẩu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nông nghiệp:

- Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng. Một số sản phẩm có giá trị trên thi trường.

- Lâm nghiệp: nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông, lâm kết hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Dịch vụ:

- Các cửa khẩu quốc tế quan trọng: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai, Tây Trang.

- Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng, đặc biệt là vịnh Hạ Long.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V. Các trung tâm kinh tế:

- Các thành phố có vị trí quan trọng: Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn, Hạ Long. Mỗi trung tâm có chức năng riêng.

 

4.4. Tổng kết:

1. Khai thác khoáng sản là thế mạnh của Đông Bắc vì:

  a. Là vùng khai thác khoáng sản lâu đời.

  b. Có tài nguyên khoáng sản phong phú và giàu có nhất nước.

  c. Nhiều loại khoáng sản quan trọng để phát triển công nghiệp.

  d. Là vùng có nhiều loại tài nguyên, khoáng sản công nghiệp.

 2. Vì sao phát triển thuỷ điện là thế mạnh của Tây Bắc?

Giáo viên: Ngô Thị Lụa                                                                       Năm học: 2016 - 2017

 


Trường THCS Thạnh Đông                                                                                   KHBH Địa 9

 

- Có địa hình cao, đồ sộ, cắt xẻ mạnh.

- Sông ngòi có nhiều thác ghềnh.

- Có nguồn thuỷ năn

Giáo viên: Ngô Thị Lụa                                                                       Năm học: 2016 - 2017

 


Trường THCS Thạnh Đông                                                                                   KHBH Địa 9

 

 

  Đáp án : 1 (b)

4.5. Hướng dẫn học tập:

  *Đối với bài học ở tiết học này:

Học bài:

       + Đặc điểm phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của vùng.

       + Xác định vị trí của các trung tâm kinh tế.

            + Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 69 sách giáo khoa.

            + Làm bài tập bản đồ 1, 2, 3, 4 - Tập bản đĐịa lí 9.

  *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

         Chuẩn bị bài 19: “Thực hành : Đọc bản đồ,  phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên  khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ”:

           Thử phân loại các khoáng sản?

           Vùng có những ngành công nghiệp nào có điều kiện phát triển mạnh? Vì sao?

            Dựa vào hình 18.1 và hiểu biết, hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của than đá theo mục đích?

5. PHỤ LỤC:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

Giáo viên: Ngô Thị Lụa                                                                       Năm học: 2016 - 2017

 

nguon VI OLET