Tuần 15 Ngày soạn: 12/12/2020
Tiết 29 Ngày dạy: 16/12/2020

BÀI 18: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và những nguyên nhân của sự phát triển đó.
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đối với nước Mĩ và chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ ra khỏi khủng hoảng.
2. Kĩ năng
Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế - xã hội. Bước đầu biết tư duy, so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch sử.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin.
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử của thế giới. Năng lực thực hành bộ môn như khai thác, sử dụng tư liệu, ...
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh

A. Khởi động




- GV trực quan một số tranh ảnh về nước Mĩ. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Quan sát hình 65, hình 66 nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ?
- Dự kiến sản phẩm: Trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới. Năm 1928, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Đứng đầu thế giới về công nghiệp ô tô, dầu mỏ, thép,…
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 -1933) đối với nước Mĩ và chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Học sinh trả lời theo hướng dẫn của thầy, cô.

B. Hình thành kiến thức
I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX
- Giáo viên treo bản đồ thế giới xác định vị trí nước Mỹ
? Vì sao sau chiến tranh nước Mĩ có cơ hội để phát triển về kinh tế?
( Nước Mĩ tham gia chiến tranh muộn nhưng lại thu nhiều lợi lộc (114 tỉ USD) do bán vũ khí, giành ưu thế của nước thắng trận ….
- Học sinh quan sát hình 65, 66 Sách giáo khoa.
- Qua hai hình trên đã phản ánh điều gì?
(Hình 65: Bãi đỗ xe ô tô ở Niu Óoc năm 1928. Phản ánh ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô của Mỹ rất phát triển và kéo theo sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ khác; Hình 66 thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật và kinh tế của Mỹ rất phát triển).
* Tích hợp giáo dục môi trường:
Chính phủ Mĩ luôn bị coi là thủ phạm số 1 trong việc thải khí nhà kính, tác động đến toàn cầu. Tuy vậy họ chưa bao giờ thừa nhận trách nhiệm của mình. Theo tính toán nền công nghiệp khổng lồ của Mĩ mỗi năm thải ra môi trường khoảng 2,81 triệu tấn hoá chất độc hại.
- Học sinh đọc đoạn chữ nhỏ sách giáo khoa.
- Qua đoạn chữ nhỏ em có nhận xét gì về sự kinh tế Mĩ ?
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình 67 Sách giáo khoa (máy chiếu)
- Em hãy nhận xét cuộc sống của người dân lao động ở nước Mĩ qua hình 67? (mặt trái của nước Mỹ vẫn còn rất nhiều người sống khổ cực; giàu nghèo quá chênh lệch).
- Qua 3 hình trên có điểm gì khác nhau?
( Cuộc sống của người lao động rất cực khổ, họ bị áp bức bóc lột, bất công trong xã hội, nạn phân biệt chủng tộc ….
- Trong bối cảnh đó người lao động cần làm gì?
- Đảng cộng sản thành lập khi nào ? có ý nghĩa gì?
( GV chốt lại:
- Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính lớn nhất thế giới.
- Năm 1928: Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, nắm 60% dự trữ vàng của thế giới ,…
- Nguyên nhân:
+ Không bị chiến tranh tàn phá.
+ Thu được nguồn lợi lớn từ buôn bán vũ khí.
+ Chú trọng cải tiến kĩ thuật.
+ Tài nguyên phong phú.
+ Tăng cường độ tuổi lao động của công nhân.
nguon VI OLET