Mỹ thuật

Lớp

51

52

53

Ngày

17/12

17/12

19/12

Bài 18: Vẽ trang trí

TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật với trang trí hình vuông, hình tròn.

- Biết cách trang trí hình chữ nhật.

- Trang trí được hình chữ nhật đơn giản.

- Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối phù hợp với hình chữ nhật, tô màu đều, rõ hình. ( HS K- G ).

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: SGK, SGV.

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Một số bài trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn để so sánh; một số hình ảnh hay một đồ vật hình chữ nhật có trang trí: cái khay, tấm thảm, chiếc khăn….

Học sinh: SGK.

- Một số bài trang trí hình chữ nhật của HS lớp trước (nếu có).

- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.

- Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định lớp :

- HS trật tự

2. Giới thiệu bài.

 

Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét

 

- GV giới thiệu một sốe   b trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ  nhật và gợi ý để HS thấy được sự giống và khác nhau giữa ba dạng bài.

- HS quan sát.

- Giống nhau:

- HS lắng nghe

+ Hình mảng chính ở giữa, được vẻ to; họa tiết, màu sắc thường được sắp xếp đối xứng qua các trục.

 

+ Trang trí một số đồ vật dạng hình chữ nhật cũng không khác biệt nhiều so với trang trí hình vuông, hình tròn.

 

+ Màu sắc có đậm, có nhạt làm rõ trọng tâm.

 

- Khác nhau: Do đặc điểm hình dáng của hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật mà trang trí đối xứng qua trục ở các hình này cũng khác nhau. Hình chữ nhật có thể trang trí đối xứng qua một hoặc hai trục, nhưng hình vuông và hình tròn có thể trang trí đối xứng qua ba đến bốn trục…

 

- Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật: mảng hình ở giữa có thể là hình vuông, hình thoi, hình bầu dục,…; Bốn góc có thể là các mảng hình vuông hoặc hình tam giác; xung quanh có thể là đường diềm hoặc một số họa tiết phụ…

 

Hoạt động 2: Cách trang trí

 

- GV có thể cho HS xem hình hướng dẫn cách vẽ trong SGK hoặc hình trang trí GV đã chuẩn bị sẵn kết hợp với các câu hỏi gợi ý để HS nắm được cách vẽ

 

+ Vẽ hình chữ nhật cân đối với tờ giấy.

- HS quan sát, trả lời

+ Vẽ trục, tìm và sắp xếp các mảng

 

+ Dựa vào các mảng, tìm và vẽ họa tiết cho phù hợp.

 

+ Vẽ màu theo ý thích

 

+ Chọn loại màu phù hợp với khả năng sử dụng của mình và phù hợp với bài vẽ.

 

+ Biết cách sử dụng màu (cách pha trộn, phối hợp)

 

+ Không dùng quá nhiều màu trong một bài trang trí (chỉ dùng khoảng 4 đến 5 màu)

 

+ Chọn màu, phối hợp màu ở các hình mảng và họa tiết sao cho hài hòa.

 

+ Những họa tiết (mảng hình) giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt.

 

+ Độ đậm nhạt của màu nền và màu họa tiết cần khác nhau.

 

Hoạt động 3: Thực hành

 

- Hướng dẫn các HS còn lúng túng, động viên các em  để các em tự tin phát huy được tính sáng tạo.

- HS thực hành.

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá

 

- Gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp

- HS nhận xét

- Nhận xét, động viên chung cả lớp

 

IV. DẶN DÒ: Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở sách báo.

 

nguon VI OLET