Bài: 19 Tiết: 20

Tuần dạy:20

Ngày dạy:29/1/2015

Thường thức mĩ thuật

 

1. MỤC TIÊU.

1.1. Kiến thức:

- HS biết đề tài trong tranh dân gian.

- HS biết được những dòng tranh dân gian tiêu biểu.

- HS hiểu thế nào là tranh dân gian.

1.2. Kỹ năng:

- Kĩ năng phân tích.

- Kĩ năng trình bày.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

1.3. Thái độ:

- Học sinh yêu quý và tự hào về nền nghệ thuật vốn cổ dân tộc.

2. TRỌNG TÂM

Đặc điềm của tranh dân gian Việt Nam.

3. CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên:

Sưu tầm một số tranh dân gian Việt Nam

3.2. Học sinh:

Học bài cũ, tìm hiểu bài mới

Sưu tầm tranh dân gian Việt Nam

4. TIẾN TRÌNH

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:   6a1:                  6a2:                  6a3:

4.2 Kiểm tra miệng

? Em hãy cho biết 1 số dòng tranh dân gian mà em biết ?

Đáp án: Một số dòng tranh dân gian Việt Nam như: Hàng Trống, Làng Sình, Đông Hồ, Kim Hoàng.

4.3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

*Hoạt động 1: GTB

Nhà thơ Hoàng Cầm Có viết:

Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.”

? Em có biết chữ Đông Hồ ở đây là chỉ về cái gì không ?

HS: Tranh dân gian.

GV nhận xét, dẫn vào bài mới: Tranh dân gian Việt Nam phải rất đẹp, gắn liền với cuộc sống của người dân nên để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong long mỗi người, để hiểu hơn về tranh dân gian chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.

*Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về tranh dân gian.

? Thế nào là tranh dân gian?

HS: Tranh được lưu hành rộng rãi trong nhân dân, là loại tranh có từ lâu đời không rõ ngày tháng ra đời cũng như tên tác giả. Được bày bán nhiều trong dịp tết. Tranh được in bằng ván gỗ khắc và tô màu bằng tay.

GV nhận xét, chốt ý.

GV: Cho HS xem hình ảnh về làng nghề tranh dân gian. Qua đó, học sinh hiểu hơn về các làng nghề tranh hiện nay.

GV: Cho HS xem một số hình ảnh về tranh dân gian.

? Em hãy cho biết nội dung tranh vẽ về cái gì ?

HS: Vẽ con vật, các vị thần linh, cảnh sinh hoạt.

GV: Đề tài trong tranh dân gian rất phong phú nhưng chủ yếu là ca ngợi vẻ đẹp cuộc sống, sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, hoặc châm biếm những thói hư tật xấu….

? Tranh dân gian Việt Nam có những dòng tranh nổi tiếng nào ?

HS: Tranh Hàng Trống, Làng Sình, Đông Hồ, Kim Hoàng.

GV: nhận xét, chốt ý.

GV: Cho HS xem hai bức tranh của hai dòng tranh dân gian lớn:  làng tranh Đông Hồ và Hàng Trống, để học sinh thấy sự khác biệt của hai dòng tranh này.

GV: Tranh dân gian Việt Nam là tài sản quý báu của dân tộc thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc ta từ xưa, thể hiện trí tưởng tượng và tài năng của cha ông ta. Xứng đáng cho chúng ta gìn giữ và tự hào.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Tranh dân gian là gì.

 

- Là loại tranh có từ lâu đời không rõ ngày tháng ra đời cũng như tên tác giả

- Tranh thường được dùng trang trí ngày Tết và thờ cúng.

-Một số dòng tranh dân gian: Đông Hồ, Hàng Trống, Làng Sình, Kim Hoàng.

 

 

 

 

2. Đề tài trong tranh dân gian

- Rất phong phú và  đa dạng như: Miêu tả sinh hoạt nhân dân, tranh châm biếm, tranh chúc tụng, vẽ con vật….

 

3. Một số dòng tranh dân gian tiêu biểu.

Tranh Hàng Trống, Làng Sình, Đông Hồ, Kim Hoàng.

4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố.

? Em hãy cho biết tranh dân gian là gì?

Đáp án:

- Là loại tranh có từ lâu đời không rõ ngày tháng ra đời cũng như tên tác giả

- Tranh thường được dùng trang trí ngày Tết và thờ cúng.

? Em hãy cho biết một số làng tranh dân gian Việt Nam tiêu biểu?

Đáp án:

Tranh Hàng Trống, Làng Sình, Đông Hồ, Kim Hoàng.

4.5 Hướng dẫn học sinh tự học.

-  Đối với bài học ở tiết học này: Học bài.

- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Xem bài 24 : GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM.

5. RÚT KINH NGHIỆM.

* Nội dung:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* Phương pháp:

……………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………….

* Sử dụng đồ dùng- thiết bị dạy học:

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

 

 

nguon VI OLET