Bài: 2....Tiết:2

 Tuần: 1

 

 

                                 DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ

 

 

1. MỤC TIÊU:

    1.1/ kiến thức

 *Học sinh hiểu:

 -Số dân của nước ta năm 2003

 -Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số nguỵên nhân và hậu quả

*Học sinh biết:

 -Sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi.

    1.2/  kỹ năng

         - Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin về bản đồ ,lược đồ  bảng số liệu và bài viết

        - Phân tích : Mối quan hệ gia tăng dân số và cơ cấu dân số với phát triển kinh tế- xã hội

        - Giao tiếp: tự tin khi làm việc, phản hồi lắng nghe, tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng giao tiếp hợp tác khi làm việc.nhóm

         -Làm chủ bản thân :đàm nhận trách nhiệm các công việc được giao trong nhóm, quản lí thời gian khi trình bày kết quả trước nhóm và tập thể lớp

    1.3/ thái độ

         -Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí

         -Giaó dục ý thức kế hoạch hóa gia đình và tiết kiệm nguồn năng lượng

2.NỘI DUNG HỌC TẬP:

-Trọng tâm bài này ở mục II,III

3. CHUẨN BỊ :

    3.1. Giáo viên :- Biểu đồ hình 2.1 phóng to,tập bản đồ.

    3.2. Học sinh : - Sách giáo khoa,  vở bài tập bản đồ, tập ghi bài học.

4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

    4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

    4.2.Kiểm tra miệng:

 Câu 1

 *Hãy chọn ý đúng :

   + Dân tộc Việt phân bố ở đâu là chủ yếu ?

       a. Các đồng bằng và duyên hải.

                 b. Đồng bằng, trung du, duyên  hải                            

                 c. Đồng bằng và trung du.

      +Thành phần dân tộc Việt Nam                                 + Thành phần dân tộc Việt Nam như thế nào? 

        -Việt Nam gồm 54 dân tộc trong đó người kinh chiếm đa số( 86,2%) còn lại là dân tộc ít người ( 13,8%)

Câu 2 :Em hãy điền các cụm từ và các số sau: xây dựng và bảo vệ, 86,2, kinh,cộng đồng, 54 vào chỗ....cho phù hợp:


Việt Nam có.................dân tộc cùng chung sống, gắn bó với nhau trong suốt quá trình.................đất nước

Trong................các dân tộc Việt Nam, dân tộc Việt (...........) có số dân đông nhất, chiếm...............% dân số cả nước.

   4.3Tiến trình tiết học:                                                                                                                                                                                                                                                                         

 

           Họat động của thầy và trò

                     Nội dung

Giới thiệu bài mới.

Hoạt động 1

** Phương pháp đàm thoại.

+ Dân số Việt Nam năm 2003 là bao nhiêu

TL:

+ Diện tích và lãnh hổ nước ta so với thế giới như thế nào ? dân số so với thế giới ?

TL:

+ Dân số Việt Nam năm 2003 như thế nào ? nhận xét

TL:

Năm 2002 là 79,9 triệu người

Năm 2003 là  80,9 tr người.

Năm 2009: 85.789.573 triệu người

Thuộc nước đông dân số thế giới.

+ Dân số của Việt Nam đứng thứ mấy ở Đông Nam Á ? Sau nước nào?

TL : Đứng thứ  3 sau Inđônêxia,

Phi lippin.

          Chuyển ý

Hoạt động 2

** Hoạt động nhóm.

** Trực quan.

+ Giáo viên cho học sinh quan sát biểu đồ gia tăng dân số hình 21 (SGK)

+ Giáo viên cho học sinh  họat độngtheo bàn qua hai câu hỏi sau trong thời gian 5 phút, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung, giáo viên ghi bảng.

* Nhóm 1: Quan sát và nêu nhận xét về sự thay đổi dân số qua chiều cao của các cột?

TL:

# Giáo viên: Dân số nước ta tăng nhanh năm 1954 (23,8tr người).

 

1. Số dân:

 

 

- Năm 2003 dân số nước ta  80,9triệu người.

 

 

- Diện tích đứng rhứ 58 và dân số đứng thư 14/ thế giới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Gia tăng dân số

      a/ Tình hình tăng dân số:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Dân số Việt Nam liên tục tăng nhanh

 

 

 


      2003 (80,9tr người).

 * Nhóm 2: Quan sát và nhận xét đường biểu diễn tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số VN? Giải thích?

TL:

# Giáo viên: - Từ năm 1954 ÷ 1976 gia tăng tự nhiên tăng nhanh  - Từ năm 1976 ÷ 2003 gia tăng tự nhiên giảm mạnh

(Trước kia chưa áp dụng chính sách dân số, ngày nay đã áp dụng triệt để chính sách dân số dẫn đến giảm tăng dân số tự nhiên).

+ Tai sao gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn còn cao?

TL: Do áp dụng chính sách dân số KHHGĐ như vậy hàng năm tăng 1,1 tr người

+ Dân số tăng nhanh gây hậu qủa gì?

GV: Tích hợp

 Dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về năng lượng tăng cao,dẩn đến tính bức xúc của việc sử dụng và khai thác năng lượng một cách tiết kiệm,chống lãng phí

TL: Hiện tượng bùng nổ dân số.

+ Lợi ích của việc tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số Việt Nam?

        TL: Đời sống được nâng cao,vấn đề giải quyết việc làm….

- Quan sát bảng 2.1(tỉ lệ gia tăng dân số các vùng 1999).

+ Xác định vùng có tỉ lệ tăng tự nhiên dân số cao nhất thấp nhất?

         TL:Tây Bắc 2,19

                Đồng bằng sông Hồng 1,11

+ Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình của cả nước?

         TL: TD&MN phía bắc (Tbắc 2,19 ), BTBộ (1,47), DHNTBộ (1,46), Tnguyên (2,11).

- Giáo viên: Tỉ lệ gia tăng dân  số khác nhau giữa các vùng, thành thị, khu công nghiệp, tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn so với vùng nông thôn & miền núi

# Dân số Việt Nam tăng nhanh cĩ ảnh hưởng gì đến đời sống kinh tế xã hội ?

 

-Hiện tượng “bùng nổ”dân số nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 của thế kỉ xx

 

      b/  Tỉ lệ tăng tự nhiên:

 

 

 

 

-nước ta có tỉ lệ tăng tự nhiên trung bình  so với thế giới và đang có xu hướng giảm

-Tỉ lệ tăng tự nhiên khác nhau giữa các vùng

 

 

 

 

 

 

       c/ Hậu quả:

 

-Hàng năm dân số tăng khoảng 1 triệu người gây sức ép tới tài nguyên và môi trường, vấn đề giải quyết lương thực, y tế, nhà ở.....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


-         HS:

+Dân số tăng ảnh hưởng đến nền kinh tế phát triển chậm.

+ Ảnh hưởng đến việc ăn ở, học hành

# Làm thế nào để giảm được sự tă9ng dân số

-         HS :

Cĩ trách nhiệm khuyến khích, động viên nhân dân sinh nở cĩ kế hoạch

                Hoạt động 3

** Trực quan.

- Quan sát bảng 2.2 (cơ cấu dân số theo giới và nhóm tuổi ở Việt Nam )

+ Nhận sét tỉ lệ hai nhóm dân số nam nữ thời kì 1979-1999?

      TL: 1979 nam 48,5%

                       Nữ 51,5%

              1999 nam 49,2%

                        Nữ 50,8%

+ Nhận xét dân số theo độ tuổi từ 0-4, tỉ lệ cao hay thấp?

       TL: Tỉ lệ thấp đặt ra vấn đề về y tế, giáo dục, việc  làm

+ Nhận xét nhóm tuổi từ 15-59 như thế nào?

        TL: Tương đối cao

+ Nhóm từ 60 trở lên như thế nào?

         TL: Chiều hướng tăng

- Giáo viên: Tỉ số` giới đang có sự thay đổi trong chiến tranh năm 1979 (nữ 100%, nam 94,2%). Sau hòa bình tỉ số này cân bằng nam 94,7%(1989) lên 96,9%(1999).Bên cạnh đó ở một số địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hịên tượng chuyển cư .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Cơ cấu dân số:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cơ cấu dân số  theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi,tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động,trên độ tuổi lao động tăng lên.

     4.4.Tổng kết:

Câu 1

+ Trình bày sự gia tăng dân số ?

Đáp án câu 1 

-Từ cuối những năm 50 của thế kỉ 20 nước ta bắt đầu có hiện tượng bùng nổ dân số. Nhờ thực hiệ n được chính sách dân số nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên có chiều hướng giảm

Câu 2


+ Hãy chọn ý đúng: Dân số nước ta năm 2003 là:

         a. 80,2tr người            b. 80,5 tr người           @.80,9 tr người

Đáp án câu 2b

- Hướng dẫn làm tập bản đồ.

     4. 5. Hướng dẫn học tập:

+ Đối với bài học tiết học này

-  Học thuộc bài

+ Đối với bài học ở tiết học tiếp theo

- Chuẩn bị bài mới: Số dân và sự gia tăng dân số tự nhiên .Theo nội dung câu hỏi SGK, chuẩn bị đồ dùng học tập.

- Tính tỉ lệ gia tăng dân số : lấy tỉ suất sinh trừ đi tỉ suất tử (đơn vị tính %) chia10

  Chuẩn bị bài sau: Bài 3 phân bố dân cư và các loại hình quần cư

                         Bảng 2.1:  Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở các vùng, năm 1999

 

Các vùng

Tỉ lệ gia tăng dân số

tự nhiên năm 1999(%)

Cả nước

1, 43

Thành thị

1, 12

Nông thôn

1, 52

 

 

Đồng bằng sông Hồng

1, 11

Trung du miền núi Bắc Bộ

1, 29

Bắc Trung Bộ

1, 47

Tây Nguyên

2, 11

Đông Nam Bộ

1, 37

Đồng bằng sông Cửu Long

1, 39

 

        Năm

1979

1999

Tỉ lệ sinh

32,5

19,9

Tỉ lệ tử

7,2

5,6

 

Bảng 2.3. Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử của dân số nước ta

thời kì 1979-1999 (o/oo)

 

 

 


 

 

 

 

5. RÚT KINH NGHIỆM:

- Nội dung:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

-Phương pháp

……………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

-Sử dụng đồ dùng,thiết bị dạy học

 

 

nguon VI OLET