Ngày soạn
Ngày dạy
Kí duyệt

04/9/2021
12A3
12A4








TRƯỜNG: THPT THÁI NGUYÊN
Tổ: Tự nhiên

Họ và tên giáo viên: Lê Thị Hồng Gấm


KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Tiết 2,3,4)
TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ 1: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG
Môn học: Công nghệ; lớp: 12
Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Trình bày được công dụng, cấu tạo, kí hiệu và số liệu kĩ thuật của các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- Giải thích được cách ghi thông số trên vỏ của điện trở vòng màu, các kí hiệu, số liệu kĩ thuật của tụ điện, cuộn cảm.
- Trình bày được cách đọc và đo trị số của điện trở vòng màu, cách đọc số liệu kĩ thuật của tụ điện.
2.Về năng lực:
- NL tự học: Trình bày được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm
- NL hợp tác: Hợp tác nhóm trong các họa động nhóm để nhận biết, phân loại các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm; đọc và đo thông số của linh kiện.
- NL Công nghệ:
+ NL nhận biết công nghệ: Nhận biết và phân loại được các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm; Đọc được thông số của điện trở bằng vòng màu và đọc và đo được các số liệu kĩ thuật của một số loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm
+ NL sử dụng CN: Sử dụng được đồng hồ vạn năng để đo thông số của một số loại điện trở theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
3.Về phẩm chất:
- Có ý thức thực hiện việc đo đạc, sử dụng dụng cụ đo và các linh kiện điện tử thụ động đúng quy trình và quy định về an toàn cho người và thiết bị.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- SGK,bài giảng PP hoặc tranh vẽ phóng to các hình vẽ trong SGK
- Một mạch điện tử có đủ 3 loại linh kiện thụ động điện trở, tụ điện, cuộc dây.
- Một số điện trở, biến trở, tụ điện, cuộn cảm.
III. Tiến trình dạy học
*)Ổn định và kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi kiểm tra:
Câu 1: KTĐT có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống? Kể tên một số ứng dụng tiêu biểu của KTĐT trong sản xuất và đời sống.
Câu 2: Trình bày triển vọng phát triển của ngành KTĐT trong tương lai.
1. Hoạt động 1:Mở đầu (Khởi động)) Làm nảy sinh và phát biểu các vấn đề cần nghiên cứu về Linh kiện điện tử thụ động
a) Mục tiêu:
- Xác định được các vấn đề cần nghiên cứu về linh kiện điện tử thụ động, từ đó có thái độ học tập tích cực, chủ động trong hoạt động học.
b) Nội dung: HỌC SINH quan sát hình ảnh một vài mạch điện tử và mạch điện tử thực tế, thảo luận và trả lời các câu hỏi để nhận biết 1 số linh kiện điện tử mà HS đã biết về tên gọi, màu sắc, kích thước, mô tả hình dạng.
c) Sản phẩm: Bảng nhận biết các linh kiện điện tử và các câu hỏi nghiên cứu của bài học
d) Tổ chứcthực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

- Chia nhóm HS theo bàn. Cho HS quan sát hình ảnh 1 vài mạch điện tử và mạch điện tử thực tế
- Yêu cầu các nhóm HS quan sát, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
C1: Trong mạch em có thể nhận biết được loại linh kiện điện tử nào mà em biết?
Tên gọi linh kiện
Vị trí trong mạch
Mô tả hình dạng, màu sắc













- Nhận xét và KL: Như vậy có thể thấy một mạch điện tử nhỏ nhưng nó sử dụng rất nhiều linh kiện điện tử thụ động. Với những hiểu biết của mình các em đã nhận ra được 1 số linh kiện điện tử trong mạch, Vậy, để nhận biết đc nhiều linh kiện điện tử hơn cũng như tìm hiểu sâu hơn về khái niệm, tên gọi, kí hiệu, công dụng, thông số kỹ thuật … của các linh kiện điện tử cơ bản chúng ta cùng tìm hiểu trong các chủ đề về linh kiện điện tử, trong đó chủ đề 1: Linh kiện điện tử thụ động sẽ được tìm hiểu trong 3 tiết với các nội dung ở bài 2 và 3 SGK
nguon VI OLET