GIÁO ÁN

CHƯƠNG I: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG.

Bài 2: KHẢO NGHIỆM  CÂY TRỒNG.

/ Mục tiêu:

Qua bài học này học sinh cần đạt được:

  1. Kiến thức:

-Biết mục tiêu, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng

-Biết nội dung các loại thí nghiệm so sánh giống kiểm tra ký thuật và sản xuất quảng cáo.

-Rèn luyện kỹ năng so sánh phân tích.

2. Kỹ năng:  

- Quan sát, so sánh, phânm tích, đánh giá.

- Thảo luận nhóm.

3. Thái độ:  

- Ham học hỏi, tìm tòi kiến thức mới.

II/ Phương pháp:  

- Trực quan + thảo luận nhóm + giảng giải.

I    I/ Chuẩn bị: 

  A. Giáo viên:  - SGK, SGV, tư liệu tham khảo.

     - Tranh ảnh, các thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.

 B. Học sinh:  - Đọc SGK và tóm tắt quy trình khảo nghiệm giống.

IV/ Kiểm tra bài cũ: 

Giới thiệu nội dung chương trình công nghệ 10.

V/ Tiến trình:gh

 A. Mở bài: Khi nào giống mới được công nhận và đưa vào sản xuất đại trà ?             

Khi đã được khảo nghiệm bằng các thí nghiệm do cơ quan chuyên môn của nhà nước ( giống cây trồng; viện nghiên cứu khoa học…). Vậy hoạt động khảo nghiệm được tiến hành như thế nào ? bài học hôm nay.

B. Phát triển bài:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Nội dung kiến thức

- Vì sao các giống cây trồng phải khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất đại trà?

 

GV gợi ý cho HS

 

 

 

 

- Nếu đưa giống mới vào sản xuất không qua khảo nghiệm dẫn đến hậu quả như thế nào?

Liên hệ:

- Giống mới có ảnh hưởng đến hệ sinh thái không?

- Giống mới có phá vỡ cân bằng sinh thái môi trường trong khu vực không?

- GV phân nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập

 

 

 

- GV hoàn chỉnh, nhấn mạnh mục đích của từng loại thí nghiệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khi nào giống được phổ biến trong sản xuất đại trà?

 

 

 

 

 

- Để người nông dân biết về một giống cây trồng cần phải làm gì?

 

- Mục đích của thí nghiệm sản xuất quảng cáo?

 

- Thí nghiệm được tiến hành trong phạm vi nào?

- Đọc kỹ phần I SGK thảo luận nhóm để trả lời:

Vì mọi tính trạng và đặc điểm của giống cây trồng thường chỉ biểu hiện ra trong những điều kiện nhất định.

- Có thể trao đổi để trả lời :

Nếu không qua khảo nghiệm không biết được những đặc tính giống và yêu cầu kỹ thuật canh tác nên hiệu quả sẽ thấp

 

- HS tiến hành đọc phần hai của bài,  thảo luận cử đại diện trả lời .

- Những nhóm khác bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nếu giống khảo nghiệm đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia và được phép phổ biến trong sản xuất.

- HS trả lời

I. Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng.

1- Nhằm đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh là việc làm cần thiết.

2- Cung cấp những thông tin chủ yếu về yêu cầu kỹ thuật canh tác và hướng sử dụng những giống mới được công nhận.

Như vậy, một giống cây trồng mới chọn tạo hoặc mới nhập nội, nhất thiết phải qua khâu khảo nghiệm.

 

 

 

 

II. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng

1-Thí nghiệm so sánh giống

a-Mục đích:  So sánh giống mới chọn tạo hoặc nhập nội với các giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng nông sản và tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi.

b-Phạm vi tiến hành: Trên ruộng thí nghiêm và đối chứng ở từng địa phương. Nếu giống mới vượt trội so với giống phổ biến trong sản xuất đại trà về các chỉ tiêu trên thì được chọn và gởi đến Trung tâm Khảo nghiệm giống Quốc gia để khảo nghiệm trong mạng lươí khảo nghiệm giống trên toàn quốc.

2-Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật

a-Mục đích:Nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng.

b-Phạm vi tiến hành:Tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm giống Quốc gia nhằm xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống…Trên cơ sở đó, người ta xây dựng quy trình kỹ thuật gieo trồng để mở rộng sản xuất ra đại trà.

   Nếu giống khảo nghiệm đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia và được phép phổ biến trong sản xuất.

3-Thí nghiệm sản xuất quáng cáo

a-Mục đích: Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà, cần bố trí thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

b-Phạm vi tiến hành: Được triển khai trên diện rộng. Trong thời gian thí nghiệm, cần tổ chức hội nghị đầu bờ để khảo sát, đánh giá kết quả. đồng thời cần phải phổ biến quảng cáo trên thông tin đaị chúng để mọi người biết về giống mới.

 

C. Củng cố:

* Y/C HS trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.

* Chọn câu trả lời đúng nhất:

1/ Mục đích của thí nghiệm sx quảng cáo

 A. Tổ chức được hội nghị đầu bờ để khảo sát.   

 B. Quảng cáo về năng suất, chất lượng của giống

 C. Triển khai thí nghiệm quảng cáo trên diện rộng

  D. Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà

2/ Mục đích, ý nghĩa  của công tác khảo nghiệm giống cây trồng

 A. Đánh giá khách quan giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng

 B. Nhất thiết phải nắm vững đặc tính và yêu cầu kĩ thuật của giống  mới

 C. Đảm bảo giống mới đạt năng suất cao

 D. Vì mọi tính trạng và đặc điểm của giống cây trồng chỉ biểu hiện ra trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định

3/ Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật

  A. Xác định chế độ phân bón                               B. Xác định mật độ giao trồng

 C. Xây dựng quy trình kĩ thuật gieo trồng           D. Xác định thời vụ

5. Dặn dò

- Về nhà học bài: Xem trước bài 3,4/ SGK.

nguon VI OLET