BÀI GIẢNG 

 

Môn học: Giáo dục quốc phòng an ninh

Bài : Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an NDVN

Đối tượng: Học sinh khối lớp 10

Năm học : 2017 - 2018

 

 

 

 

MỞ ĐẦU

 Bài học lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam nằm trong phần giới thiệu những hiểu biết chung về quốc phòng – an ninh, góp phần giáo dục toàn diện cho HS về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sự trân trọng với lịch sử, truyền thống của quân đội và công an nhân dân, sẵn sàng tham gia vào lực lượng vũ trang.

        Căn cứ để biên soạn bài giảng : Sách giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10, NXB giáo dục việt nam tái bản lần 8 năm 2016

 

Phần I

 Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

A. MỤC ĐÍCH:

- Hiểu được nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam.

 - Từ truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang, rút ra những nét cơ bản về nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn.

 - Từ tự hào với lịch sử , truyền thống đó, HS có ý thức tu dưỡng, rèn luyện và trách nhiệm học tập cũng như sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an.

B. YÊU CẦU

 - Tích cực, tự giác, sáng tạo trong học tập nội dung bài.

 -Nghiêm túc, trật tự kỹ luật trong học tập.

II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM


 A. NỘI DUNG :  

Nội dung của bài gồm có hai phần chính :

I – Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam.

II – Lịch sử, truyền thống Công an nhân dân Việt Nam.

 B. TRỌNG TÂM:

Đi sâu, làm rõ những bài học truyền thống  của Quân đội và Công an, từ đó xác định trách nhiệm của thanh niên, học sinh sẵn sàng tham gia vào Quân đội và Công an.

III. THỜI GIAN  

- Tổng số : 5 tiết.

- Phân bố thời gian :

+ Tiết 1 : Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam.

+ Tiết 2 : Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam (Mục 1, 2, 3 SGK).

+ Tiết 3 : Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam (Mục 4, 5, 6 SGK)

+ Tiết 4 : Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam.

+ Tiết 5 : Truyền thống Công an nhân dân Việt Nam.

IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP

 A. TỔ CHỨC :

Giới thiệu bài theo hình thức tập trung, lấy từng tổ học tập để nghiên cứu, thảo luận và giúp nhau nghiên cứu để hiểu sâu, nắm chắc bài.

B. PHƯƠNG PHÁP :

1.Giáo viên :


- Thuyết trình, giảng giải, phân tích.

- Nêu vấn đề cho học sinh giải quyết.

2. Học sinh :

- Nghe giảng, ghi chép đầy đủ, thảo luận nhóm – tổ – lớp, trao đổi, nghiên cứu tài liệu, làm bài tập do giáo viên hướng dẫn.

V. ĐỊA ĐIỂM: Sân trường

VI. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM

Giáo viên: Bài giảng; KHGB, tranh ảnh.

Phần II

THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

 

I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI: 05 phút

 Nhận lớp, nắm quân số, phổ biến qui định lớp học, nêu tên bài và phổ biến ý định giảng bài

II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI

Thứ tự, nội dung

Thời gian

Phương pháp

Vật chất

Giảng viên

Học sinh

A.LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NDVN

Tiết : 1

I. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam

1.Thời kỳ hình thành :

Từ năm 1930, luận cương vắn tắt của Đảng : “Quân đội công nông”→ luận cương chính trị (10/1930) : “Đội Tự vệ công nông” Phong trào Xô Viết Nghệ Tỉnh lập ra : “Đội tự vệ đỏ”,“Xích vệ đỏ”

120’

 

40’

 

 

 

15.

 

 

 

 

 

* Giáo viên :

-Khái quát quá trình hình thành của QĐND.

-Nêu nhiệm vụ cũng như trận thắng đầu tiên của Đội VNTTGPQ.

 

* Học sinh :

-Theo dõi SGK.

-Trả lời các câu hỏi do GV đưa ra.

SGK

Vở

Viết


Khởi nghĩa Nam Kỳ : “Du kích Nam Kỳ” Khởi nghĩa Bắc Sơn :“Du kích Bắc Sơn” Khởi nghĩa Ba Tơ :“du kích Ba Tơ” Khởi nghĩa Cao- Bắc- Lạng và Hà- Tuyên- Thái : “Đội cứu quốc quân 1, 2, 3”.

Đến ngày 22/12/1944 theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân” được thành lập, đó là thời kỳ hình thành đội quân chủ lực đầu tiên của QĐNDVN. Từ đó ngày này trờ thành ngày truyền thống của QĐNDVN (gồm có 34 người ( 3 nữ), chia thành 3 tiểu đội. Có 34 khẩu súng đủ loại). Ngay sau ngày thành lập, Đội đã thắng liền 2 trận phay Khắt và Nà Ngần; mở đầu truyền thống đánh  thắng trận đầu của quân đội ta.

- Tháng 4 – 1945, Hội nghị quân sự Bắc kỳ của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong cả nước thành lập Việt Nam Giải phóng quân.

- Trong cuộc cách mạng tháng tám năm 1945, lực lượng vũ trang của ta tuy chỉ có khoảng 5000 người, vũ khí rất thiếu và thô sơ đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân.

2.Thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong 02 cuộc kháng chiến chống TD Pháp và ĐQ Mỹ xâm lược.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25’

 

-GV nhấn mạnh Hội nghị quân sự ở Bắc kì.

-Sau khi trình bày xong, nêu một số câu hỏi để giúp HS hiểu rõ hơn về thời kỳ hình thành của QĐNDVN.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Nghe GV khái quát, kết luận và ghi chép ý chính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


a.Thời kỳ kháng chiến chống TD Pháp (1945 – 1954).

* Quá trình phát triển :

- Cách mạng tháng Tám thành công, Việt Nam Giải phóng quân  được đổi tên thành Vệ quốc đoàn.

- Ngày 22-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 71/SL về thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.

- Năm 1951, Quân đội quốc gia được đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam và được gọi cho đến ngày nay.

=>Thành phần QĐNDVN gồm Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương (7/4/1949).

* Quá trình chiến đấu và chiến thắng :

1.Các chiến dịch tiêu biểu : CD Việt Bắc – Thu Đông (1947); CD Biên giới (1950); CD Trung du, Đường 18, Hà Nam Ninh (1951); CD Hòa Bình (1951); CD Tây Bắc (1952); CD Thượng Lào (1953). Chiến cuộc Đông Xuân (1953 – 1954) mà đỉnh cao là CD Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc kháng chiến chống TD Pháp, đưa nước ta bước vào giai đoạn CM mới.

2.Tấm gương tiêu biểu : La Văn Cầu, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-GV giới thiệu khái quát quá trình phát triển.

 

 

 

 

 

 

 

* Giáo viên :

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu. Sau đó nêu câu hỏi :

1.Trong kháng chiến chống TD Pháp, quân đội ta đã tổ chức những chiến dịch tiêu biểu nào ?

2.Hãy nêu một số tấm gương chiến đấu anh dũng, hy sinh quên mình của chiến sĩ trong giai đoạn này ?

 

 

-HS nghe và ghi chép ý chính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Học sinh :

-Theo dõi SGK và theo sự hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi do GV đưa ra.

-Nghe GV nhận xét, kết luận và ghi chép ý chính.

 


b.Thời kỳ k/chiến chống ĐQ Mỹ xâm lược (1954 – 1975).

* Quá trình phát triển :

- Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, quân đội ta bước vào thời kỳ xây dựng, từ chỗ phần lớn chỉ là các đơn vị BB, quân đội ta đã được xây dựng, nâng cao trình độ theo hướng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, hình thành một quân đội gồm nhiều quân chủng, binh chủng,…

* Quá trình chiến đấu và chiến thắng :

- Đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với những chiến thắng Ấp Bắc, Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài.

- Chiến công trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đánh bại 02 cuộc hành quân mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, bẻ gãy cả hai gọng kìm “Tìm diệt” và “Bình định” của quân viễn chinh Mỹ và đặc biệt là thắng lợi trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, đánh bại ý chí xâm lược của ĐQ Mỹ.

Bị thất bại nặng nề trong CL “Chiến tranh cục bộ” buộc Mỹ phải đơn phương xuống thang chiến tranh và áp dụng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, gây sức ép quốc tế, hòng buộc chúng ta phải khuất phục. Với truyền thống của quân đội anh hùng, quân đội ta đã thực hiện lời huấn thị của CT Hồ Chí Minh là : “Đánh cho Mỹ cút” bằng trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972, và “Đánh cho Ngụy nhào” bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

=>GV nhận xét, bổ sung và kết luận :

 

-GV giới thiệu khái quát quá trình phát triển.

 

 

* Giáo viên :

-GV khái quát những chiến công của QĐND trong đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”… đến cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975.

 

 

-GV nêu câu hỏi : Hãy nêu tên các anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống ĐQ Mỹ ?

.

 

 

 

 

 

 

* Học sinh :

-Theo dõi SGK và theo sự hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi do GV đưa ra.

-Nghe GV nhận xét, kết luận và ghi chép ý chính.

 

 


Tấm gương tiêu biểu : Lê Mã Lương, Nguyễn Viết Xuân, Phạm Tuân…Tất cả những tấm gương đó là niềm tự hào của QĐNDVN.

c. Thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN :

- Sau khi thống nhất đất nước, quân đội ta bước sang thời kỳ mới, thời kỳ cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đưa đất nước tiến lên theo con đường độc lập dân tộc và CNXH mà Đảng và Bác Hồ đã chọn.

- Tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn biên giới lãnh thổ và làm tròn nghĩa vụ quốc tế.

- Ngày 17-10-1989 theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, Ban Bí thư TW Đảng (khoá VI) quyết định lấy Ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944) đồng thời là Ngày Hội Quốc phòng toàn dân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-GV giới thiệu khái quát quá trình phát triển.

 

.

GV đặt câu hỏi cũng cố cho HS trả lời.

 

GV hướng dẫn HS về nghiên cứu:  Nội dung tiết 2 ( 3 truyền thống đầu của Quân đội.)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS trả lời.

-Nghe GV nhận xét, kết luận và ghi chép ý chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tiết : 2

II.Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam

 Gồm 06 truyền thống:

1.Trung thành vô hạn với sự nghiệp CM của Đảng.

Sự trung thành của QĐNDVN được thể hiện :

+ Chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng là độc lập dân tộc và CNXH.

+ Mục tiêu, lí tưởng của Đảng trở thành niềm tin, lẽ sống của QĐNDVN.

+ Đảng lãnh đạo QĐNDVN theo nguyên tắc “Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt”.

 

2.Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.

+ Được thể hiện ở quyết tâm đánh giặc giữ nước, quyết không sợ hy sinh gian khổ, xả thân vì sự nghiệp CM của Đảng.

+ QĐNDVN đã sử dụng nghệ thuật QS của chiến tranh CM. Đó là nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ chống lớn của dân tộc, nghệ thuật tranh thời, dùng mưu, lập thế để tạo sức mạnh đánh thắng quân thù. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 đã tô thắm thêm truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng” của QĐNDVN.

 

40’

 

 

10’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV giới thiệu, dẫn dắt, nêu vấn đề: Truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện tập trung nhất, nổi bật nhất qua lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

* Giáo viên :

-Khái quát nhanh 3 truyền thống đầu của QĐNDVN. GV phân tích, làm rõ và lấy sự kiện lịch sử để minh họa, liên hệ trách nhiệm của HS trong việc phát huy truyền thống vẻ vang đó. Cụ thể mỗi truyền thống, GV cần làm rõ 3 ý :   1.Vì sao có được TT đó?

       2.Biểu hiện của TT đó như thế nào trong xây dựng, chiến đấu và trưởng thành?

        3.Định hướng tư tưởng hiện nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

 

 

 

-HS nghe và ghi chép ý chính

 

 

 

* Học sinh :

- Theo sự phân công, các nhóm tiến hành thảo luận, phân tích từng truyền thống theo gợi ý của GV. Sau đó phân công đại diện trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại nghe và bổ sung.

 


 

3.Gắn bó máu thịt với nhân dân.

+ QĐNDVN từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.

+ Với chức năng : đội quân chiến đấu, công tác và lao động sản xuất, quân đội ta dã làm nên truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân. Truyền thống đó được thể hiện tập trung trong 10 lời thề danh dự và 12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân của quân nhân.

Tiết : 3

 4.Nội bộ đoàn kết thống nhất,Kỷ luật tự giác, nghiêm minh. (15 phút)

Trên 60 năm xây dựng và trưởng thành, quân đội ta luôn giải quyết tốt mối quan hệ nội bộ giữa cán bộ với chiến sĩ, giữa CB với CB, giữa CS với CS và giữa lãnh đạo với chỉ huy “Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt, trên tình thương yêu giai cấp, hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận, thực hiện toàn quân một ý chí”.

 

5.Độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công.

 

 

 

15’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

40’

 

15’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15’

- Chia nhóm thảo luận -> nhận xét và kết luận vấn đề.

 

GV đặt câu hỏi cũng cố cho HS trả lời.

 

GV hướng dẫn HS về nghiên cứu:  Nội dung tiết 3 ( 3 truyền thống cuối của Quân đội.)

 

 

 

* Giáo viên :

-Khái quát nhanh 3 truyền thống đầu của QĐNDVN. GV phân tích, làm rõ và lấy sự kiện lịch sử để minh họa, liên hệ trách nhiệm của HS trong việc phát huy truyền thống vẻ vang đó. Cụ thể mỗi truyền thống, GV cần làm rõ 3 ý :   1.Vì sao có được TT đó?

       2.Biểu hiện của TT đó như thế nào trong xây dựng, chiến đấu và trưởng thành?

- Nghe và ghi chép ý chính.

 

 

 

 

 

 

 

* Học sinh :

- Theo sự phân công, các nhóm tiến hành thảo luận, phân tích từng truyền thống theo gợi ý của GV. Sau đó phân công đại diện trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại nghe và bổ sung.

 


(15 phút)

Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta đã phát huy tốt tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ cả trong chiến đấu, lao động sản xuất và công tác với tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, góp phần tô thắm thêm truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

 

6.Nêu cao tinh thần quốc tế sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế. (15 phút)

+QĐNDVN chiến đấu không những giải phóng dân tộc mà còn góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế.

+ Trong kháng chiến chống TD Pháp và ĐQ Mỹ liên minh với quân đội Pathét Lào và Campuchia.

 

B. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NDVN

Tiết : 4

I. Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam

1.Thời kỳ hình thành :

+ Ngày 19 tháng 08 năm 1945 là ngày thành lập CAND.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

80’

 

40’

 

 

10’

 

 

 

        3.Định hướng tư tưởng hiện nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

- Chia nhóm thảo luận -> nhận xét và kết luận vấn đề.

 

GV đặt câu hỏi cũng cố cho HS trả lời.

 

GV hướng dẫn HS về nghiên cứu:  Nội dung tiết 4 ( Lịch sử của Công an.)

 

 

 

* Giáo viên :

-Giới thiệu khái quát các giai đoạn xây dựng và trưởng thành.

-Gợi ý, hướng dẫn HS thảo luận.

-Nhận xét, bổ sung và kết luận vấn đề.

- Nghe và ghi chép ý chính.

 

 

 

* Học sinh :

-Theo dõi SGK và theo sự hiểu biết của bản thân thảo luận trả lời các câu hỏi do GV đưa ra.

 


+ Ở Bắc Bộ thành lập Sở Liêm phóng và Sở cảnh sát, các tình thành lập các Ti Liêm Phóng và Ti Cảnh sát.

+ Bảo vệ lãnh tụ, bảo vệ thành công ngày Quốc khánh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2 – 9 – 1945).

2.Thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong 02 cuộc kháng chiến chống TD Pháp và ĐQ Mỹ xâm lược. (30 phút)

a.Thời kỳ kháng chiến chống TD Pháp (1945 – 1954).

+Đầu năm 1947, Nha Công an Trung ương được tổ chức thành : văn phòng, Ti Điệp báo, Ti Chính trị, Bộ phận An toàn khu. Ngày 15/01/1950, Hội nghị Công an toàn quốc xác định CANDVN có 03 tính chất “Dân tộc, dân chủ, khoa học”. Ngày 28/02/1950 bộ phận tình báo quân đội sáp nhập vào Nha Công an.

+ Trong CD Điện Biên Phủ, Ban Công an tiền phương được thành lập nằm trong Hội Đồng cung cấp mặt trận, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ này xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm như : Võ Thị Sáu (Bà Rịa), Trần Việt Hùng (Hải Dương), Trần Văn Châu (Nam Định)...

b.Thời kỳ kháng chiến chống ĐQ Mỹ (1954 – 1975).

+ Giai đoạn 1954 – 1960 : CANDVN góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN ở MB, giữ gìn và phát triển LL ở MN.

 

 

 

 

 

 

30’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Nghe GV nhận xét, kết luận và ghi chép ý chính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET