MỞ ĐẦU

 

Bài học về lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam nằm trong phần giới thiệu những hiểu biết chung về quốc phòng – an ninh, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sự trân tọng với lịch sử, truyền thống của quân đội và công an nhân dân, sẵn sàng tham gia vào lực lượng vũ trang.


PHẦN I

LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

I. LỊCH SỬ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

  1. Thời kì hình thành

- Chính cương vắn tắt của Đảng, tháng 2/1930 đã đề cập tới việc: “ tổ chức ra quân đội công nông”. Tiếp đó luận cương chính trị tháng 10/1930 xác định chủ trương xây dựng đội “tự vệ công nông”.

- Trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng các đội vũ trang đã ra đời như: Đội tự vệ đỏ, Xích vệ đỏ trong phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh; đội du kích Nam Kì; đội du kích Bắc Sơn; đội du kích Ba Tơ…

- Ngày 22/12/1944 , thực hiện chỉ thị của Bác Hồ , Đồng chí Võ Nguyên Giáp  đã tổ chức  thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân .

Đây là tổ chức tiền thân của quân đội ta.

Tháng 4 – 1945, tại Hội nghị quân sự Bắc kì của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành “Việt Nam giải phóng quân”.

  1. Thời kì xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng

chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược

a)    Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

* Quá trình phát triển

- Sau CMTT, đội Việt Nam giải phóng quân được đổi thành “Vệ quốc đoàn”. - Ngày 22/5/1946 thành lập quân đội quốc gia Việt Nam.
- Năm 1951, quân đội quốc gia Việt Nam được đổi tên là QĐNDVN và tên

gọi này được dùng cho đến ngày nay.

* Quá trình chiến đấu và phát triển

+ Chiến thắng Việt Bắc – Thu Đông 1947.

+ Chiến thắng Biên giới năm 1950.

+ Chiến thắng Tây Bắc 1952.

+ Chiến dịch Thượng Lào 1953.

+ Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện biên phủ.

b)Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược (1954 - 1975).

- Từ năm 1954 – 1965, lực lượng quân đội ta ở miền Bắc bước vào xây dựng chính quy. Năm 1961 các LLVT  tại miền Nam được thống nhất với tên gọi: “ Quân giải phóng”.

+ Năm 1961 – 1965 đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.

+ Từ năm 1965 – 1968 đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.

+ Từ 1968 – 1972 đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh.

+ Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ( 30/04/1975)

c) Thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Sau năm 1975 QĐND Việt nam đã chiến đấu bảo vệ biên giói phía tây nam. Biên giới phía bắc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia .

- Hiện nay, quân đội ta xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng – an ninh trong mọi tình huống; đồng thời tham gia công tác phòng chống thiên tai, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

II. TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM.

1. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

- Sự trung thành của QĐND Việt Nam, trước hết được thể hiện trong chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng trở thành niềm tin, lẽ sống của QĐND.

- Đảng lãnh đạo QĐND theo nguyên tắc “tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt”. Tổ chức Đảng trong Quân đội được thực hiện theo hệ thống dọc từ TW đến cơ sở. Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội.

- Khái quát và khen ngợi Quân đội ta, Bác Hồ nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

2. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.

- Là đội quân nhỏ nhưng đánh thắng nhiều đế quốc to, QĐND đã làm nên truyền thống quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng. Truyền thống đó trước hết được thể hiện ở quyết tâm đánh giặc giữ nước, quyết không chịu hi sinh gian khổ, xả thân vì sự nghiệp cách mạng của Đảng. Quân đội nhân dân Việt Nam đã sử dụng nghệ thuật quân sự của chiến tranh cách mạng.
          3. Gắn bó máu  thịt với nhân dân.

- Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Với chức năng : đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, quân đội ta đã làm nên truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân. Truyền thống đó được thể hiện tập trung trong 10 lời thề danh dự của quân nhân và 12 điều kỉ luật khi quan hệ với nhân dân của quân nhân.
          4. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh.

- Sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng bởi nội bộ đoàn kết thống nhất và kỉ luật tự giác nghiêm minh.

- Trên 60 năm xây dựng và trưởng thành, quân đội ta luôn giải quyết tốt mối quan hệ nội bộ giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa cán bộ với cán bộ, giữa chiến sĩ với chiến sĩ và giữa lãnh đạo với chỉ huy.

- Hệ thống điều lệnh, điều lệ và những quy định trong quân đội chặt chẽ, thống nhất được cán bộ, chiến sĩ tự giác chấp hành.

5. Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước.

Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội nhân dân gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua các thời kì. Qua đó quân đội ta đã phát huy tốt tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với tinh thần độc lập tự chủ, tự cường, góp phần tô thắm thêm truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

6. Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế.

Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu không những giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Biểu hiện tập trung cho truyền thống đó là sự liên minh chiến đấu giữa quân tình nguyện Việt Nam với quân đội Pathet Lào và bộ đội yêu nước Camphuchia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Chiến dịch “ thập đại vạn sơn” là bằng chứng về liên minh chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội nhân dân trung quốc.

 

PHẦN II

LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM

I. LỊCH SỬ CÔNG AN NHÂN DÂN

1. Thời kì hình thành.

- Sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công. yêu cầu bảo vệ chính quyền cách mạng được đặc biệt coi trọng.

- Ngày 19/8/1945, dưới sự chỉ đạo của Đảng, lực lượng công an được thành lập để cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng.

- Ở Bắc Bộ đã thành lập: sở liêm phóng và sở cảnh sát., các tỉnh thành lập: Ti liêm phóng và Ti cảnh sát.

* Đây là các tổ chức tiền thân của lực lượng CAND cùng nhân dân tham gia khởi tổng nghĩa giành chính quyềnvà bảo vệ an ninh trật tự .

2. Thời kỳ xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ( 1945 -1975)

     a) Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

- Đầu năm 1947, nha CA trung ương được chấn chỉnh về tổ chức gồm: Văn phòng, Ti điệp báo. Ti chính trị, Bộ phận an toàn khu.

- Tháng 6/1949, nha CA trung ương tổ chức hội nghị điều tra toàn quốc.

- Ngày 15/1/1950, hội nghị CA toàn quốc xác định CAND có 3 tính chất: Dân tộc, dân chủ, khoa học.

- Ngày 28/2/1950, sáp nhập bộ phận tình báo quân đội vào nha CA.

- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, CA có nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng tham gia chiến dịch, bảo vệ dân công, bảo vệ giao thông vận tải, bảo vệ kho tàng...

          b) Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975):

- Giai đoạn từ năm 1954 – 1960: ổn định an ninh, phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN.

- Giai đoạn từ năm 1961 – 1965: tăng cường xây dựng lực lượng, góp phần đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

- Giai đoạn từ năm 1965 – 1968: Giữ gìn an ninh chính trị, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

- Giai đoạn từ năm 1969 – 1973: Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm phá sản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”

- Giai đoạn từ năm 1973 – 1975: cùng cả nước  giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

3. Thời kỳ đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng CNXH ( từ 1975 đến nay)

CAND Việt Nam đã tổ chức và hoạt động, đáu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch.

- CAND đã được nhà nước phong tặng đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, huân chương sao vàng, huân chương Hồ Chí Minh và những phần thưởng cao quý khác.                                                             

II . TRUYỀN THỐNG  CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM

1. Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng.

- CAND chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng và trở thành công cụ bạo lực sắc bén của nhà nước trong việc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, trung thành với mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng qua từng thời kì.

- Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo CAND theo nguyên tắc “tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt”.

- Tổ chức Đảng trong lực lượng CAND theo hệ thống dọc từ trug ương dến cơ sở.

trật tự .

2. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu.

          - Công an nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu đã lập bao chiến công hiển hách trong lịch sử xây dựng và chiến đấu của mình.

          - Chiến công: bắt gián điệp, khám phá phần tử phản động trong nước, những cuộc chiến đấu cam go quyết liệt với kẻ cầm đầu gây rối trật tự an ninh XH.

- CAND láy sự bình yên cuộc sống làm mục tiêu phục vụ và lấy sự gắn bó phối hợp cùng nhân dân là điều kiện hoàn thành nhiệm vụ.

3. Độc lập, tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiêm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học- công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu.

CAND Việt Nam đã phát huy đầy đủ các nhân tố nội lục, làm nên sức mạnh giành thắng lợi.

- Với tinh thần “người Việt Nam phải tự giải phóng lấy mình, tự cứu mình trước khi chờ cứu” CAND đã tích cực, chủ động bám trụ, nắm địa bàn, chủ động phát hiện những dấu tích tội phạm.

- Phương tiện trong tay lực lượng CA mặc dù chưa phải là hiện đại, thậm chí rất thô sơ nhưng đã biết tận dụng, vận dụng và sáng tạo trong những hoàn cảnh điều kiện nhất định, thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất.

4. Tận tụy trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu.

Kẻ thù chống phá cách mạng thường sử dụng trăm phương ngàn kế với những thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt.

Để đánh thắng kẻ thù lực lượng công an phải luôn tận tuỵ với công việc, cảnh giác , bí mật mưu trí. Tận tuỵ trong công việc giúp CA điều tra, xét hỏi, nắm bằng chứng được chính xác và chuẩn bị chứng cứ để bắt đúng kẻ phạm tội.

5. Quan hệ quốc tế trong sáng, thủy chung nghĩa tình.

Đây là những phẩm chất không thể thiếu giúp CAND hoàn thành nhiệm vụ.

- Thể hiện tập trung nhất về sự hợp tác quốc tế là sự phối hợp công tác của CA 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

- Lực lượng intepol Việt Nam đa phối hợp với lực lượng intepol quốc tế để điều tra, truy bắt những tên tội phạm quốc tế và những vụ án ma tuý lớn…

 

KẾT LUẬN

Trải qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đã lập bao chiến công hiển hách, xây dựn truyền thống vẻ vang, xứng đáng là công cụ bạo lực của Đảng, Nhà nước và niềm tin tưởng của nhân dân. Ngày nay, Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân Việt Nam đang giữ vai trò hết sức quan trong việc giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, cũng như bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

 

HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU

  1. Trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trưởng thành của QĐNDVN.
  2. Trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trưởng thành của CANDVN.
  3. Nêu truyền thống vẻ vang của QĐNDVN.
  4. Nêu truyền thống vẻ vang của CANDVN.

 

 Ngày 25 tháng 09 năm 2016

 GIÁO VIÊN

 

 

 

 


KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI

Mônhọc: Giáo dục quốc phòng – An ninh
          Bài: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam
          Đối tượng: Học sinh khối 10
          Năm học: 2016 – 2017

 

Phần I

Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

A. MỤC ĐÍCH

  - Giúp cho học sinh hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam, truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang.

            B. YÊU CẦU

  - Tự hào với truyền thống vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam, từ đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện và trách nhiệm trong học tập cũng như sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an.

II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM

A. NỘI DUNG

          Gồm 2 phần:

  I. Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam

II. Lịch sử, truyền thống Công an nhân dân Việt Nam

           B. TRỌNG TÂM

Làm rõ bài học truyền thống của quân đội và công an, từ đó xác định trách nhiệm của thanh niên và học sinh sẵn sàng tham gia vào lực lượng công an và quân đội.

III. THỜI GIAN

- Tổng số: 5 tiết

- Phân bố thời gian:

Tiết 1: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam

Tiết 2: Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam (mục 1, 2, 3 SGK)

Tiết 3: Truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam (mục 4, 5, 6 SGK)

Tiết 4: Lịch sử công an nhân dân Việt Nam

Tiết 5: Truyền thống Công an nhân dân Việt Nam

IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP

            A. TỔ CHỨC: Theo từng đơn vị lớp

B. PHƯƠNG PHÁP

1. Giáo viên: Thuyết trình, giảng giải, đàm thoại,...

2. Học sinh: lắng nghe, ghi chép, thảo luận, nghiên cứu tài liệu,...

V. ĐỊA ĐIỂM: Phòng học

VI. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM

            A. GIÁO VIÊN

- Tài liệu học tập: Sách giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp 10 (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).

- Phương tiện dạy học: Phấn, bảng,...

- Giáo án, bài giảng

            B. HỌC SINH

- Sách giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp 12 (nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).

- Vở, viết.


Phần II

THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

Tiết 1 (tiết 5 PPCT)

 

I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI (07 phút)

1. Nhận lớp, Quy định vị trí để vật chất, Tổ chức khám súng, chấn chỉnh đội hình, Báo cáo cấp trên (nếu có).

2. Quy định kỷ luật học tập, vệ sinh và đảm bảo an toàn

3. Hạ Khoa mục: (Các mục I, II, III, IV Phần của Ý định giảng bài).

 

II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI (33 phút)

Thứ tự, nội dung

Thời gian

Phương pháp

Vật Chất

Giáo viên

Học sinh

Phần I. Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam

 

I. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam

1. Thời kì hình thành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thời kì xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược

a) Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược (1954 – 1975)

 

 

 

 

 

 

 

c) Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

 

 

 

 

 

 

 

8’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25’

 

 

 

 

Thuyết trình, giảng giải, Đưa các dẫn chứng cụ thể

GV hỏi: Đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập trên cơ sở lý luận nào ?

 

- Đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập vào thời gian nào ? Có bao nhiêu người ? Ai là người đứng ra thành lập ?

 

Thuyết trình, giảng giải, đưa dẫn chứng cụ thể

 

GV hỏi: Cho biết ý nghĩa của việc đổi tên gọi của quân đội ta ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV hỏi: Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược quân đội ta đã đánh bại những chiến lược CT nào của mĩ .

 

 

 

Hiện nay QĐNDVN được xây dựng theo phương hướng nào?

 

 

 

 

Lắng nghe, ghi chép

 

 

 

 

Lắng nghe, trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thảo luận nhóm và làm rõ ý nghĩa của việc đổi tên :

Vệ Quốc Đoàn là đoàn quân đi bảo vệ tổ quốc khi Pháp trở lại XL nước ta lần thứ 2.

Quân đội quốc gia Việt Nam là nâng tầm lên thành quân đội của một nước ….

 

Thảo luận và làm rõ câu hỏi chiến tranh đặc biệt

chiến tranh cục bộ

Việt Nam hoá chiến tranh.

 Thảo luận trả lời. Xây dựng theo phương hướng: cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

Sách giáo khoa, giáo án

III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG (05 phút)

          1.  Hệ thống, nội dung chính

- Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam:

+ Thời kì hình thành

+ Thời kì xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược

2. Giải đáp thắc mắc

 3. Giao bài tập về nhà tự học, tự nghiên cứu

 - Trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trưởng thành của QĐNDVN.

 - Nghiên cứu trước: Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam (mục 1, 2, 3 SGK).


Phần II

THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

Tiết 2 (tiết 6 PPCT)

 

I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI (07 phút)

1. Nhận lớp, Quy định vị trí để vật chất, Tổ chức khám súng, chấn chỉnh đội hình, Báo cáo cấp trên (nếu có).

2. Quy định kỷ luật học tập, vệ sinh và đảm bảo an toàn

3. Hạ Khoa mục: (Các mục I, II, III, IV Phần của Ý định giảng bài).

 

II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI (33 phút)

Thứ tự, nội dung

Thời gian

Phương pháp

Vật Chất

Giáo viên

Học sinh

Phần I. Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam

II. Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam

 

1. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng

 

2. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng

 

 

 

 

3. Gắn bó máu thịt với nhân dân

 

 

 

 

 

 

 

   11’

 

 

 

   11’

 

 

 

 

 

   11’

 

 

 

Thuyết trình, giảng giải, Đưa các dẫn chứng cụ thể

Hỏi: Đảng lãnh đạo Quân đội theo nguyên tắc nào?

 

Hỏi: Nêu ví dụ thể hiện sự quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng của QĐND

 

Hỏi: Sự gắn bó máu thịt với nhân dân được thể hiện như thế nào

 

 

Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

Lắng nghe, ghi chép

 

Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt

 

Chiến thắng ĐBP 1954 và đại thắng mùa xuân 1975

 

Được thể hiện qua 10 lời thề danh dự của quân nhân, và 12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân

Sách giáo khoa, giáo án

 

III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG (05 phút)

  1. Hệ thống, nội dung chính

 - Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam    

           +  Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng

+   Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng

          +   Gắn bó máu thịt với nhân dân

           2. Giải đáp thắc mắc

 3. Giao bài tập về nhà tự học, tự nghiên cứu

Nêu truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam

Nghiên cứu trước: Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam (mục 4, 5, 6 SGK).

 


Phần II

THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

Tiết 3 (tiết 7 PPCT)

 

I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI (07 phút)

1. Nhận lớp, Quy định vị trí để vật chất, Tổ chức khám súng, chấn chỉnh đội hình, Báo cáo cấp trên (nếu có).

2. Quy định kỷ luật học tập, vệ sinh và đảm bảo an toàn

3. Hạ Khoa mục: (Các mục I, II, III, IV Phần của Ý định giảng bài).

 

II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI (33 phút)

Thứ tự, nội dung

Thời gian

Phương pháp

Vật chất

Giáo viên

Học sinh

Phần I. Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam

I. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam

 

4. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh

 

 

 

 

5.  Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước  

 

6. Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế

 

 

 

 

 

 

    11’

 

 

 

 

 

 

   11’

 

 

 

 

   11’

Thuyết trình, giảng giải, Đưa các dẫn chứng cụ thể

 

 

 

Hỏi: Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh được thể hiện như thế nào?

 

Thuyết trình, giảng giải

 

 

 

Thuyết trình, giảng giải

 

Lắng nghe, ghi chép

 

 

 

Hệ thống điều lệnh, điều lệ được các chấp hành nghiêm

Lắng nghe, ghi chép

 

Lắng nghe, ghi chép

Sách giáo khoa, giáo án

 

III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG (05 phút)

  1. Hệ thống, nội dung chính

- Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam    

           +  Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh

           +   Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước  

 

          +  Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế

          2. Giải đáp thắc mắc

 3. Giao bài tập về nhà tự học, tự nghiên cứu

Nêu truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam

Nghiên cứu trước: Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam (mục 1, 2, 3 SGK).

 

 
Phần II

THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

Tiết 4 (tiết  8 PPCT)

 

I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI (07 phút)

1. Nhận lớp, Quy định vị trí để vật chất, Tổ chức khám súng, chấn chỉnh đội hình, Báo cáo cấp trên (nếu có).

2. Quy định kỷ luật học tập, vệ sinh và đảm bảo an toàn

3. Hạ Khoa mục: (Các mục I, II, III, IV Phần của Ý định giảng bài).

 

II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI (33 phút)

Thứ tự, nội dung

Thời gian

Phương pháp

Vật chất

Giáo viên

Học sinh

Phần II. Lịch sử, truyền thống Công an nhân dân Việt Nam

I. Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam

 

1. Thời kì hình thành

 

 

 

 

2. Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược (1945 – 1975)

 

a) Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
 

 

 

b) Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975)

 

3. Thời kỳ đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng CNXH ( từ 1975 đến nay)

 

 

 

 

 

 

    11’

 

 

 

 

    11’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   11’

 

Thuyết trình, giảng giải, Đưa các dẫn chứng cụ thể

 

 

GV hỏi: Nêu lịch sử hình thành Công an nhân dân Việt Nam

 

Thuyết trình, giảng giải, đưa dẫn chứng cụ thể

 

 

 

Trong kháng chiến chống Pháp đã có những anh hùng nào?

 

Thuyết trình, giảng giải

 

Thuyết trình, giảng giải

 

 

 

 

 

 

Lắng nghe, ghi chép

 

 

 

Lắng nghe, ghi chép

 

 

 

 

Thảo luận trả lời câu hỏi

 

 

 

Lắng nghe, ghi chép

 

 

Lắng nghe, ghi chép

 

 

Sách giáo khoa, giáo án

 

III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG (05 phút)

1. Hệ thống, nội dung chính

- Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam    

           +  Thời kì hình thành

           +   Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược (1945 – 1975)

          +  Thời kỳ đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng CNXH ( từ 1975 đến nay)

           2. Giải đáp thắc mắc

 3. Giao bài tập về nhà tự học, tự nghiên cứu

Trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trưởng thành của Công an nhân dân Việt Nam

Nghiên cứu trước: Truyền thống Công an nhân dân Việt Nam.


Phần II

THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

Tiết 5 (tiết 9 PPCT)

 

I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI (07 phút)

1. Nhận lớp, Quy định vị trí để vật chất, Tổ chức khám súng, chấn chỉnh đội hình, Báo cáo cấp trên (nếu có).

2. Quy định kỷ luật học tập, vệ sinh và đảm bảo an toàn

3. Hạ Khoa mục: (Các mục I, II, III, IV Phần của Ý định giảng bài).

 

II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI (33 phút)

Thứ tự, nội dung

Thời gian

Phương pháp

Vật chất

Giáo viên

Học sinh

Phần II. Lịch sử, truyền thống Công an nhân dân Việt Nam

II. Truyền thống Công an nhân dân Việt Nam

 

1. Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng

 

 

 

 

2. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu

 

 

 

 

3. Độc lập, tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiêm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học- công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Tận tụy trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Quan hệ quốc tế trong sáng, thủy chung nghĩa tình.

 

 

 

 

 

 

 

    8’

 

 

 

 

 

    8’

 

 

 

 

 

 

   7’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   5’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    5’

Thuyết trình, giảng giải, Đưa các dẫn chứng cụ thể

 

 

 

Vì sao nói Công an nhân dân Việt Nam  Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp  CM của Đảng ?

 

Tại sao nói mọi thắng lợi của Công an đều có sự giúp đỡ nhiêt tình của nhân dân ?

 

 

GV: để có được chiến thắng CAND Việt Nam đã có những phẩm chất gì trong bảo vệ an ninh, trật tự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV Để có chiến thắng , ngoài những phẩm chất vừa nêu CAND còn có những phẩm chất gì để làm nên chiến thắng ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên lí giải thêm , Trong xu thế hội nhập công an nhân dân phải có Quan hệ quốc tế trong sáng, thủy chung nghĩa tình và đã trở thành là truyền thống .

 Lắng nghe, ghi chép

 

 

 

 

Lắng nghe, trả lời câu hỏi

 

 

 

HS suy nghĩ và phân tích hai từ nhân dân trong cụm từ công an nhân dân

 

Thảo luận trả lời câu hỏi

HS cần làm rõ đó là phẩm chất

Độc lập, tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiêm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học- công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu.

 

HS làm rõ : Nhờ Tận tụy trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu  nên CAND từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

 

HS lắng nghe

 

Sách giáo khoa, giáo án

 

III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG (05 phút)

1. Hệ thống, nội dung chính

 - Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam    

           - Lịch sử, truyền thống Công an nhân dân Việt Nam

          2. Giao bài tập về nhà tự học, tự nghiên cứu

Nêu truyền thống Công an nhân dân Việt Nam

Nghiên cứu trước: Ôn tập bài 1 và bài 2 để kiểm tra 1 tiết

 

 Ngày 25 tháng 9 năm 2016                     

        NHÓM TRƯỞNG GIÁO VIÊN

 

 

 

 

     

1

 

nguon VI OLET