Chương II.
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)
LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
Bài 2.
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)
LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)

I. Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70
1. Liên Xô
a. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950)
- Hoàn cảnh/nguyên nhân
+ Liên Xô chịu tổn thất nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai
+ Bị Mĩ và các nước phương Tây bao vây, cô lập, gây chiến tranh lạnh…
- Thành tựu. với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950) trướcthờihạn 9 tháng.
+ Kinh tế.
• Công nghiệp. năm 1950 tăng 73% so với trước chiến tranh.
• Nông nghiệp. năm 1950 đạt mức trước chiến tranh.
+ Khoa học - kĩ thuật. năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử-> phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
b. Liên Xô tiếp tục xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu nhữngnăm 70)
- Thời gian này Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.
- Thành tựu.
+ Kinh tế.
• Công nghiệp. là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ; đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng. vũ trụ, điện hạt nhân…
• Nông nghiệp. sản lượng từ năm1960 tăng 16%/năm.
+ Khoa học- kĩ thuật.
• Năm 1957 phóng vệ tinh nhân tạo.
• Năm 1961 phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh Trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ.
+ Về xã hội. tỉ lệ công nhân chiếm 55% người lao động, trình độ học vấn được nâng cao.
+ Chính sách đối ngoại. bảo vệ hòa bình an ninh thế giới, giúp đỡ các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc.
2. Các nước Đông Âu.(đọc thêm)
3. Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở châu Âu. (đọc thêm)
II. Liên Xô và các nước Ðông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991
1. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô. (đọc thêm)
2. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Ðông Âu. (đọc thêm)
3. Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Ðông Âu
- Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí; cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm sản xuất trì trệ, đời sống của nhân dân không được cải thiện; thiếu dân chủ, công bằng.
- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới khủng hoảng kinh tế, xã hội.
- Phạm nhiều sai lầm khi tiến hành công cuộc cải tổ, làm khủng hoảng thêm trầm trọng.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
III. Liên bang Nga 1991 – 2000
Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
- Từ 1990-1999:thời Tổng thống Enxin nắm quyền, Liên Xô lâm vào khó khăn, khủng hoảng.
+ Về kinh tế.
• Giai đoạn 1990 – 1995: sản xuất công nghiệp giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.
• Giai đoạn 1996 – 2000: phục hồi và phát triển.
+ Về chính trị.
• Năm 1993, Hiến pháp Liên bang được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang
• Xã hội không ổn định: sự tranh chấp của các đảng phái, xung đột sắc tộc.
+ Về đối ngoại.chínhsách ngả về phương Tây không đạtkết quả như mong muốn. Về sau, Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.
- Từ năm 2000:thời Tổng thống V. Putin.
+ Nước Nga dầnthoátkhỏi khó khăn, khủnghoảng, ngàycàngchuyểnbiến khả quan. kinh tế phụchồi và pháttriển, chính trị ổn định, địa vị quốc tế được nâng cao để trở lại vị thế mộtcườngquốc Âu - Á.
+ Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức: nạn khủng bố, xu hướng li khai, tốc độ phát triển kinh tế…


nguon VI OLET