Ngày soạn
Giảng:……….............….Tiết: …..…sĩ số:…… .. .. vắng........

Tiết 17. BÀI 16
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Nắm được những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này.
- Thấy rõ nét chính của một số phong trào cách mạng ở các quốc gia ở Đông Nam Á lục địa (Lào, Campuchia, Miến Điện), Đông Nam Á hải đảo (Inđônêxia, Malaixia) và đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản ở Thái Lan (1932).
2. Tư tưởng
- Thấy được bản sắc tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
- Nhận thức được quy luật lịch sử “Có áp bức, có đấu tranh”, thấy tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc bị áp bức.
3. Kỹ năng.
- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá các sự kiện.
- Nâng cao kỹ năng phân tích, so sánh.
II. CHUẨN BỊ DẠY - HỌC
1. GV- Lược đồ Đông Nam á
2. HV- Một số hình ảnh, tư liệu về các quốc gia ở Đông Nam á.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Câu 1: Nêu những sự kiện chính về cách mạng Trung Quốc trong những năm 1913 – 1919?
- Câu 2: Nêu những nhận xét về giai cấp lãnh đạo, con đường đấu tranh của cách mạng Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939? Điểm khác nhau giữa cách mạng Ấn Độ và cách mạng Trung Quốc là gì? Tại sao Đảng Quốc đại lại chủ trương đấu tranh bằng phương pháp hoà bình không sử dụng bạo lực?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm

* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV treo lược đồ Đông Nam Á để giúp HS nhận biết 11 quốc gia trong khu vực. Từ đó, nhắc lại lịch sử cuối thế kỉ XIX.
- Vào cuối thế kỉ XIX khu vực này diễn ra những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị – xã hội, các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây đã làm cho nền kinh tế, chính trị – xã hội có những biến đổi quan trọng. Hãy xem đoạn in chữ nhỏ để thấy rõ điều đó.
- HS trả lời, bổ sung.
- Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:
Về kinh tế: Đông Nam Á bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế của chủ nghĩa tư bản với tư cách là thị trường tiêu thụ hàng hoá và nơi cung cấp nguyên liệu thô, rẻ tiền cho chính quốc. Ta có thể nhận định đây là “sự hội nhập cưỡng bức” của các nước thuộc địa vào hệ thống kinh tế thế giới của chủ nghĩa tư bản.
Về chính trị: Bộ máy nhà nước đều bị chính quyền thực dân khống chế. Toàn bộ quyền hành về chính trị đều tập trung trong tay của chính quyền thực dân.
Về xã hội: Sự phân hoá giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, giai cấp công nhân cũng trưởng thành về số lượng và ý thức cách mạng.

* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc phát triển ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào đã có những bước tiến mới:
+ Một là: Bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản và sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
+ Hai là: Sự xuất hiện xu hướng vô sản trong phong trào này.
- GV: Hãy tìm những biểu hiện của nội dung này?
- HS khai thác tư liệu trong kênh chữ nhỏ, suy nghĩ, trả lời và bổ sung.
Cuối cùng GV nhận xét và chốt lại ý:
- Biểu hiện:
+ Đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng. Bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ cũng được đề ra khá rõ ràng như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.
+ Một số Đảng tư sản ra đời và đã có ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội (Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Ma Lai…)
* Hoạt động 2: Cá nhân
GV nêu
nguon VI OLET