Tuần: . . . . đến . . . . . . . . .
Số tiết: 7 tiết
Ngày soạn:. . . . . . . . . . . . . .
Ngày dạy:. . . . . . . . . . . . . .

CHỦ ĐỀ 6: NƯỚC ĐẠI VIỆT ĐẦU THẾ KỈ XV - THỜI LÊ SƠ
A -/ CHUẨN BỊ:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức kỹ năng:
-Trình bày được âm mưu bành trướng và những thủ đoạn thống trị của nhà Minh.
-Tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến của nhà Hồ và hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của quý tộc Trần là Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.
- Lập niên biểu và tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên bản đồ từ lập căn cứ địa, xây dựng lực lượng chống địch vây quét và mở rộng vùng hoạt động ở miền Tây Thanh Hóa đến chuyển căn cứ vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng vào Tân Bình, Thuận Hóa rồi phản công diệt viện và GP đất nước.
-Nhớ tên 1 số nhân vật và địa danh lịch sử cùng những chiến công tiêu biểu của cuộc k/n (vai trò của các tầng lớp ND cùng sự lãnh đạo tài tình của bộ máy chỉ huy).
-Nguyên nhân chính dẫn đến của cuộc k/n Lam Sơn (lòng yêu nước đoàn kết của ND; chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo) và ý nghĩa lịch sử cơ bản của cuộc khởi nghĩa.
2/ Về tư tưởng, tình cảm, thái độ:
-Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc.
- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên.
*GDBVMT:
+Cuộc k/n nhanh chóng lan rộng khắp nước, thu hút đông đảo ND. Vì sao?
+Lê lợi và nghĩa quân xây dựng căn cứ địa vững chắc trong lóng dân và những nơi hiểm yếu để phát triển cuộc chiến đấu.
+Các trận thắng quyết định do tinh thần quyết chiến, quyết thắng của ND và biết lợi dụng địa hình hiểm trở.Tiêu biểu là trận Chi Lăng – Xương Giang (10/1427)
3/ Về kĩ năng:
Luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.
II. TB – TÀI LIỆU DẠY HỌC:

GV:
_ Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.
_ Lược đồ “ Trận Tốt Động – Chúc Động” và lược đồ “ Trận Chi Lăng – Xương Ging”.
_ Bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
_ Sơ đồ bộ tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông.
_ Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ.
HS: SGK
III. Hệ thống câu hỏi; bài tập:
* ND1:
Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh xâm lược ?
Nêu các chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta ?
Trình bày nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần ? Nêu ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó ?
* ND 2:
1.Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426.
2.Tại sao Lê lợi tạm hoà hoãn với quân Minh ?
3.Em hãy nêu dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuốinăm 1426.
4.Dựa vào lược đồ trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động.
5.Trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang.
6.Nêu nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
* ND 3:
1. Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ.
2. Thời Lê sơ, xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào ? Quyền lợi và địa vị của các tầng lớp, giai cấp ra sao ?
3.Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ ?
4.Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ?
4.Những cống hiến của Nguyễn Trãi và vua Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp của nước Đại Việt
Thời gian thực hiện
Tiến trình dạy học ( Định hướng hoạt động của giáo viên và học sinh theo định hướng phát triển năng lực: Biết, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao)
Nội dung bài học của học sinh






* ND 1: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
nguon VI OLET