Ngày soạn: 10/01/2014 BÀI 20 : NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1425 – 1525 )
Ngày dạy: /01/2014 I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT
Tuần: 22 Tiết: 43

I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Học sinh:
- Trình bày được về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ.
- Biết được về tổ chức quân đội thời Lê Sơ.
- Trình bày được nét nổi bật về luật pháp thời Lê.
2. Về kĩ năng:
Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước, phân tích, nhận xét, so sánh.
3. Về tư tưởng:
Giáo dục lòng tự hào, ý thức bảo vệ đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:
- Chuẩn kiến thức lịch sử.
- Tài liệu tham khảo.
- Tài liệu tích hợp môi trường.
- Máy chiếu.
* Học sinh:
- SGK, tập ghi.
- Vở bài tập lịch sử.
- Bài tập về nhà.
III. Các hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm Tra bài cũ:
Tg
Nội dung
Hoạt động Giáo Viên
Hoạt động học sinh
Bổ sung


4’
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi? (GV chiếu slide)

Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
- Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
- Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.


3. Vào bài mới: (1’)
Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế khai sáng nên một triều đại mới – Lê Sơ, đây là giai đoạn lịch sử phong kiến Việt Nam đạt điến trình độ cao và hoàn thiện nhất. Vậy nhà Lê Sơ đã xây dựng đất nước và tổ chức chính quyền như thế nào? Đó là nội dung bài hôm nay. (GV chiếu slide giới thiệu các đề mục của bài)
Hoạt động 1:
Tg
Nội dung
Hoạt động Giáo Viên
Hoạt động học sinh
Bổ sung








15’
1/ Tổ chức bộ máy chính quyền:

- Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, tổ chức lại bộ máy chính quyền.
- Tổ chức bộ máy chính quyền:
* Trung ương:
+ Đứng đầu nhà nước là vua. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.
+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công). Ngoài ra, còn có một số cớ quan chuyên môn như Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.
* Địa phương:
- Thời Lê Thái Tổ, Thái Tông, cả nước chia làm 5 đạo, đến thời Thánh Tông, được chia thành 13 đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo thừa tuyên có 3 ty phụ trách 3 mặt hoạt động khác nhau của mỗi đạo. Dưới đạo có phủ, châu, huyện và xã.

Hoạt động: cá nhân (Kết hợp tích hợp môi trường)
- Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Lê Lợi đã làm gì?



- Bộ máy nhà nước ở Trung ương được tổ chức như thế nào?






- Giáo viên yêu cầu Hs cho biết nhiệm vụ chính của các cơ quan?
- Bộ máy chính quyền ở địa phương được tổ chức như thế nào?







Gv g.thiệu H.44 …….(GV cho chiếu slide để hs quan sát)
Nước Đại Việt thời Lê Sơ có gì khác so với thời Trần? Gv gợi ý thêm. Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.
Dựa vào những kiến thức đã học em hãy so sánh tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ và tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần (Chú ý về quyền lực của nhà vua và cách tổ chức chính quyền)


- Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt.

-
nguon VI OLET