Tuần 16 Ngày soạn: 18/12/2020
Tiết 31,32 Ngày dạy: 23,24/12/2020

BÀI 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 - 1939)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Giúp học sinh nắm những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á, phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919 - 1939) và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á thời kì này: diễn biến của phong trào, sự tham gia của giai cấp công nhân vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc; sự thành lập đảng cộng sản Trung Quốc.
- Giúp học sinh hiểu khái quát về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh. Trình bày được phong trào độc lập diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước.
2. Kĩ năng
Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng bản đồ để hiểu lịch sử.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin.
+ Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh

A. Khởi động

- Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản về một số nước châu Á tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- GV cho học sinh xem lược đồ thế giới và xác định vị trí của các nước Trung Quốc, Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á
- Dự kiến sản phẩm: HS lên xác định vị trí các nước trên.
- GV: Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và chiến tranh thế giới thứ nhất, thế giới có nhiều biến động: chủ nghĩa phát xít hình thành, kinh tế khủng hoảng đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. Phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ ở Châu Á, lan rộng toàn châu lục. Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu những nét chung của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á và một số nét cụ thể ở Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á

Học sinh trả lời theo hướng dẫn của thầy, cô.

B. Hình thành kiến thức
I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939
1. Những nét chung
- Những sự kiện nào tác động đến phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á?
- Giáo viên: Cách mạng tháng Mười Nga có tác động rất lớn tới sự kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất và có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào độc lập dân tộc ở châu Á ….
- Giáo viên treo bản đồ châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất và cho học sinh thấy được sự phát triển của phong trào.
- Như vậy các em thấy phong trào cách mạng phát triển rộng khắp ở châu Á.
- Em hãy kể tên những phong trào đấu tranh ở các nước Châu Á ? (học sinh lên chỉ trên bản đồ).
( Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi có tác động lớn đối với sự phát triển của phong trào châu Á.
Giáo viên chia cả lớp thành 3 nhóm thảo luận.
- Nhóm 1 - 2: Phong trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á diễn ra như thế nào?
- Nhóm 3: Em hãy nêu những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau chiến tranh thế giới?
- Đại diện các nhóm trả lời - các nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên chốt ý: phong trào cách mạng ở châu Á đã thu được thắng lợi bước đầu, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc và họ đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng ở một số nước.
(như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ ….)
- Tích hợp bảo vệ môi trường: Nhân dân các nước Châu Á còn bị áp bức bóc lột nặng nề và sự bóc lột của bọn tư bản đế quốc và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.Vì vậy nhân dân ngày càng đói khổ họ đã vùng dậy đấu tranh ở khắp các nước nổi bật là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xia…
 Giáo
nguon VI OLET