Tiếng Việt       Ngày soạn: 23 / 02/ 2014

 Số tiết PPCT: 97      Tuần dạy: 24

 

CÂU TRẦN THUẬT

 

I. Chuẩn kiến thức – kĩ năng, thái độ, năng lực:

  1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng:

  - Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.

  - Chức năng của câu trần thuật.

  - Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.

  - Nhận diện câu trần thuật trong một văn bản cụ thể.

  - Đặt câu trần thuật với mục đích giao tiếp cụ thể.

 2. Thái độ: HS có ý thức vận dụng câu trần thuật có hiệu quả cao trong hoạt động giao tiếp.

 3. Năng lực:

- Thu thập, xử lí thông tin liên quan đến văn bản.

 - Cảm nhận về tác dụng của kiểu câu trong văn bản cụ thể.

 - Hợp tác, thảo luận nhóm.

 II. Phương tiện DH:

  1. GV: Sgk, giáo án, chuẩn kiến thức và kĩ năng, tài liệu tham khảo.

  2. HS: Sgk, vở ghi, vở soạn.

 III. Phương pháp DH:

  Kết hợp: đọc – hiểu, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

 IV. Tiến trình DH:

  1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, kiểm tra tác phong.

  2. Kiểm tra bài cũ:

   Câu hỏi: Như thế nào gọi là câu cảm thán ? Hãy đặt 2 câu cảm thán với mục đích tự chọn.

  3. Nội dung DH:

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung DH

Hoạt động 1:

Tìm hiểu đặc điểm và chức năng của câu trần thuật.

- GV yêu cầu h/s đọc bài tập sgk.

- GV:  Trong các đoạn trích của bài tập, những câu nào không có đặc điểm hình thức của cậu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán?

- HS trả lời.

- GV: Vậy những câu đó thuộc kiểu câu gì ?

- GV: Theo em những câu trần thuật đó dùng để làm gì?

- HS trả lời:

a. Câu 1 và 2: Trình bày suy nghĩ của người viết

    Câu 3: Yêu cầu

b. Câu 1: Kể

    Câu 2: Thông báo

c. Các câu dùng để miêu tả hình thức của một đàn ông (Cai tứ).

d. Câu 2: Nhận định

   Câu 3: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc

- GV:  Kết thúc thường dùng dấu gì ?

- GV: Qua tìm hiểu trên hãy cho biết câu trần thuật có những đặc điểm và chức năng gì ?

- GV: Trong các kiểu câu đã học so với câu trần thuật kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất ? Vì sao?

Hoạt động 2:

Hướng dẫn làm bài tập.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 1/46 – 47

- GV gọi hai HS lên bảng

- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét góp ý

- GV nhận xét chung

 

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 2/47

- Gọi 1 HS nhận xét, HS khác góp ý

- GV nhận xét góp ý và đưa ra đáp án chính xác.

 

 

 

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 3/47

- Cho HS làm BT nhanh

- GV thu bài của HS và nhận xét, cho điểm

 

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4/47

- GV cho HS thảo luận nhóm

- H/s đại diện trả lời -> h/s khác nhận xét.

 

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 5/47

- Gọi 5 HS lên bảng

- GV đưa ra yêu cầu cho từng HS

- HS lớp nhận xét

- GV nhận xét chung và kết luận. Có thể cho điểm đối với HS đặt đạt yêu cầu

 

I. Đặc điểm hình thức và chức năng:

1. Bài tập: Sgk-45.

  - Tất cả các câu (trừ Ôi Tào Khê)

đều không phải là câu CT, NV, CK. Câu trần thuật.

 

 

  - Chức năng: dùng miêu tả, kể, thông báo, nhận định …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Kết luận: SGK/46

 

 

 

 

II. Luyện tập:

1. BT 1: Kiểu câu và chức năng:

  a. Đều là câu trần thuật

   Câu 1: kể

   Câu 2 và 3: Bộc lộ cảm xúc, tình cảm

  b. Câu 1: Câu trần thuật: -> Kể

    Câu 2: Câu cảm thán:-> Bộc lộ cảm xúc, tình cảm.

Câu 3 – 4: Câu trần thuật:->Bộc lộ cảm xúc, tình cảm: “Cảm ơn”

2. BT 2: Nhận xét:

  - Nguyên tắc và dịch nghĩa là câu nghi vấn

  - Dịch thơ: Câu trần thuật

Đêm trăng đẹp gây xúc động mãnh liệt cho nhà thơ.

3. BT 3: Kiểu câu và chức năng:

  a. Cầu khiến: Đề nghị

  b. Nghi vấn: Đề nghị nhẹ nhàng

  c. Trần thuật: Đề nghị nhẹ nhàng

4. BT 4: Xác định kiểu câu:

  a. Trần thuật:Yêu cầu (cầu khiến)

  b. Trần thuật:

   Câu 1: kể; Câu 2: Yêu cầu

5. BT 5: Đặt câu

  - Hứa hẹn: Ngày mai, anh lại đến

  - Xin lỗi: Em xin lỗi thầy vì hành vi dại khờ của em !

  - Cảm ơn: Con xin cảm ơn mẹ !

  - Chúc mừng: Chúc mừng con thi đậu

  - Cam đoan: Tôi xin cam đoan những khai trên là đúng sự  thật.

 4. Củng cố - dặn dò:

  a. Củng cố:

  - Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.

  - Chức năng của câu trần thuật.

  b. Dặn dò: chuẩn bị bài Chiếu dời đô. Cụ thể:

  - Đọc, xác định bố cục của văn bản.

  - Tìm hiểu thể loại chiếu (đặc điểm, chức năng).

  - Lý do dời đô ra Đại La, nghệ thuật lập luận của tác giả.

          5. Rút kinh nghiệm:

 

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

nguon VI OLET