Văn bản      Ngày soạn: 18/ 01 / 2015

 Số tiết PPCT: 89     Tuần dạy: 23

 

NGẮM TRĂNG (VỌNG NGUYỆT)

-         Hồ Chí Minh  -

 

I. Chuẩn kiến thức – kĩ năng, thái độ, năng lực:

  1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng:

  - Tâm hồn giàu cảm xúc trước cảnh đẹp thiên nhiên và phong thái của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thác

  - Vẻ đẹp ung dung tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh của Hồ Chí Minh.

  - Giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật rất cổ điển của Bác.

  - Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

 2. Thái độ: HS trau dồi cho bản thân tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và khát vọng cống hiến cho Tổ quốc.

 3. Năng lực:

- Thu thập, xử lí thông tin liên quan đến văn bản.

 - Cảm nhận văn bản thơ dựa vào hình ảnh, nhạc điệu....

 - Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

 - Hợp tác, thảo luận nhóm.

 II. Phương tiện DH:

  1. GV: Sgk, giáo án, chuẩn kiến thức và kĩ năng, tài liệu tham khảo.

  2. HS: Sgk, vở ghi, vở soạn.

 III. Phương pháp DH:

  Kết hợp: đọc diễn cảm, phát vấn, thuyết trình, phân tích, bình giảng.

 IV. Tiến trình DH:

  1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, kiểm tra tác phong.

  2. Kiểm tra bài cũ:

              - Đọc thuộc bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

  3. Nội dung DH:

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung DH

Hoạt động 1;

Hướng dẫn tìm hiểu chung: tập thơ Nhật kí trong tù và bài thơ Ngắm trăng.

 

- GV: Hãy trình bày những hiểu biết của em về tập thơ Nhật kí trong tù ? (Hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm nội dung, nghệ thuật).

 

- HS thuyết trình.

- GV nhận xét, chiếu hình minh họa: tập thơ Nhật kí trong tù, nhà tù Tưởng Giới Thạch.

 

 

- HS nắm bắt.

 

- GV đọc mẫu một số bài thơ.

- GV: Hãy phát biểu cảm nhận của em từ nhan đề “Ngắm trăng” ?

- GV hướng dẫn HS đọc bài thơ: giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết.

- HS đọc diễn cảm.

 

- HS trình bày.

- GV: Từ đó, hãy phân chia bố cục văn bản ?

- HS thuyết trình.

- GV ghi bảng.

 

Hoạt động 2.

Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết bài thơ.

- GV: Từ hai câu đầu của bài thơ, em hãy cho biết Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào ? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa” ? Qua đó, cho biết tâm trạng của Bác trước một đêm trăng đẹp ?

- HS thảo luận, thuyết trình.

- GV bình giảng, phân tích, liên hệ bài thơ về trăng của Lý Bạch.

- HS nắm bắt.

 

 

- GV: Hãy phân tích hiệu quả của những nghệ thuật ở câu thơ cuối ?

 

 

- HS thuyết trình.

- GV giảng giải bằng sơ đồ.

 

- HS nắm bắt.

- GV: Qua hai câu thơ cuối, em hãy rút ra nhận xét về tâm hồn của Bác.

- HS trả lời.

Hoạt động 3

Hướng dẫn tổng kết bài học.

- GV: Trình bày những đặc trưng nghệ thuật của bài thơ ?

 

- HS liệt kê.

- GV: Giá trị nội dung rút ra từ bài thơ ?

- HS trả lời.

- GV hệ thống, ghi bảng.

I. Tìm hiểu chung.

1. Tập thơ Nhật kí trong tù.

  - Hoàn cảnh sáng tác: 29/08/ 1942 – Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ; Người bị giam cầm hết sức khổ cực, bị giải tới giải lui gần 30 nhà tù của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây.

  - Nội dung:

   + Bức tranh nhà tù và một phần của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

   + Bức chân dung về tinh thần của người tù Cách mạng.

  - Nghệ thuật:

   + Thể thơ tứ tuyệt cổ điển, hàm súc.

   + Hình ảnh tự do, gần gũi.

   + Chứa đựng nội dung sâu sắc.

   + Bút pháp trữ tình kết hợp tự sự, tả thực – lãng mạn, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, triết lí thâm trầm, sâu sắc.

2. Bài thơ Ngắm trăng.

  - Vị trí: trích từ tập Nhật kí trong tù.

  - Nhan đề:

   + Thái độ thẩm mỹ trước cuộc sống: biết trân trọng cái Đẹp.

   + Cách sống: sống thanh thản, lạc quan, yêu đời.

  - Bố cục:

   + Hoàn cảnh ngắm trăng.

   + Ngắm trăng – cuộc vượt ngục về tinh thần.

II. Đọc – hiểu văn bản.

1. Hoàn cảnh ngắm trăng.

  - Không gian “Trong tù”: nghiệt ngã, tàn bạo, mất tự do.

  - không rượu, không hoa: cái thiếu của một thi nhân trước khát khao thưởng trăng một cách trọn vẹn.

- Điệp từ diệc nhấn mạnh sự thiếu thốn, khó khăn của Người.

  - Câu hỏi tu từ Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?: nỗi day dứt, băn khoăn của thi nhân trước một đêm trăng đẹp; cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ.

=> Tấm lòng của người nghệ sĩ say đắm, rung động mãnh liệt trước đêm trăng mộng mơ.

2. Ngắm trăng – cuộc vượt ngục về tinh thần.

Nhân --------song----------- nguyệt

Nguyệt-----song------------ thi nhân

               

 

           Cái Đẹp của                     Cái Đẹp của một

          Tự Nhiên bao la               hồn yêu thiên nhiên

          Vô tận, vĩnh cửu              lạc quan, tin tưởng.

  - Trăng và người đồng điệu, giao hòa.

  - Cái Đẹp có sự tương giao.

=> Bài thơ “mang chất thép mà không lên giọng thép”.

III. Tổng kết.

1. Nghệ thuật:

  - Nghệ thuật đối sánh, tương phản có tác dụng thể hiện sức hút của những vẻ đẹp khác nhau.

  - Ngôn ngữ có tính hàm súc cao.

2. Nội dung:

  - Bài thơ thể hiện sự tôn vinh cái đẹp tự nhiên.

  - Tinh thần của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại.

 

 4. Củng cố - dặn dò:

  a. Củng cố: Bài tập nâng cao.

  1. Bài tập 1: “Tinh thần cổ điển và tinh thần thép” được thể hiện như thế nào qua bài thơ ?

  Gợi ý:

  - Thi đề: trăng, hoa, tửu => nét đẹp trong thơ xưa.

  - Phong thái ung dung, vượt lên sự tàn bạo của kẻ thù.

  2. Bài tập 2:  So sánh ánh trăng của Bác trong các bài thơ sau: Nguyên tiêu, Cảnh khuya, Báo tiệp, Đèn trung thu.

  Gợi ý:

  - Nguyên tiêu: trăng tròn đầy, lồng lộng, bát ngát.

  - Cảnh khuya: trăng đẹp, kì ảo, bao trùm vạn vật.

  - Báo tiệp: dí dỏm, chủ động đòi thơ.

  - Đèn trung thu: trăng hồn nhiên, vời vợi, sáng như gương.

   b. Dặn dò:

  - Học thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng.

  - Chuẩn bị bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh:

    + Đọc văn bản “Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn”.

    + Tìm hiểu địa danh nhà thờ Gỗ Kon Tum.

 5. Rút kinh nghiệm:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

nguon VI OLET