ĐỀ CƯƠNG SINH

Chủ đề 1:Các giới sinh vật(TN:2c)

(NB)*Sinh vật đại diện của các giới sinh vật là: 5 giới

+ Giới Khởi sinh (Monera) [Tế bào nhân sơ] :vi khuẩn

+ Giới Nguyên sinh(Protista):tảo, nấm nhầy, đ/vật nguyên sinh

+ Giới Nấm(Fungi):nấm mem, nấm sợi, nấm đảm

+ Giới Thực vật(Plantae): rêu, quyết, hạt trần, hạt kín

+ Giới Động vật(Animalia):đ/vật có xương sống, đ/vật k xương sống

(VD)*Khác nhau giữa giới thực vật và giới động vật là:

+ Thực vật là sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời và chất vô cơ. Có những loại thực vật vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng (như cây bắt ruồi). Nhưng nếu không có ruồi, các cây này vẫn sống vì chúng vẫn có khả năng quang hợp.

+ Động vật là sinh vật dị dưỡng, không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nên chúng phải ăn các sinh vật khác

Chủ đề 2:Cacbohyđrat và lipit(TN:3c)

(NB)*Các đơn phân cấu tạo nên một số loại đường đôi ,đường đa:

+ Đường đôi là gồm 2 phân tử đường đơn liên kết lại vs nhau

VD:Sacarozo(đường mía) ,Lactozo(đường sữa)….

+ Đường đa là:gồm nhiều phân tử đường đơn lk lại vs nhau

VD: Glicogen, tinh bột, xenlulozo, kitin…..

(NB)* Các hợp chất hữu cơ có bản chất lipit: mỡ, phootpholipit, steroid, sắc tố và vitamin

(TH)* Chức năng của các loại cacbohiđrat là

+ Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể

+ Cấu tạo nên tb và các bộ phận của cơ thể

+ Cacbohiđrat lk vs protein tạo ra glicoprotein thành phần tạo nên các bộ phận cơ thể

Chủ đề 3: Protein(TN:2c)

(NB)*Lk giữa các a.a trong chuỗi polipeptit là: lk peptit

(VDC)*Cấu trúc prôtêin:

a. Cấu trúc hóa học prôtêin:


- Khôí lượng 1 phân tử của một aa bằng 110đvC

- Mỗi aa gồm 3 thành phần:

+ Nhóm cacbôxy - COOH

+ Nhóm amin- NH2

+ Gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) => có 20 loại aa khác nhau.

b. Cấu trúc không gian: Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau

Cấu trúc bậc 1: các a.a lk lại vs nhau tạo nên chuỗi pôlipeptit (mạch thẳng)

Cấu trúc bậc 2: do chuỗi pôlipeptit co xoắn hay gấp nếp tạo nên

Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn hay gấp nếp tạo nên cấu trúc k gian 3 chiều đặc trưng

Cấu trúc bậc 4: do 2 hay nhiều chuỗi polipeptit lk lại vs nhau tạo nên cấu trúc k gian 3 chiều đặc trưng.

*. Chức năng của prôtêin:

- Cấu tạo tế bào cơ thể.

- Dự trữ a.a

- Vận chuyển các chất (hemoglobin)

- Xúc tác (ezim)

- Bảo vệ cơ thể( kháng thể)

- Thu nhập thông tin( thụ thể)

Chủ đề 4: Axit nucleic(TN:4c)

(NB)*Các thành phần cấu tạo của nucleotit: đường ,axit , bazo nito

(TH)*Chức năng của loại ARN:

- mARN ( ARN thông tin ) có chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ AND tới riboxom

tARN (ARN vận chuyển) có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp protein

rARN (ARN riboxom) cùng với protein cấu tạo nên riboxom.

(VD)*Vận dụng nguyên tắc bổ sung để trình tự nucleotit trên một mạch của AND:

VD 1) Một  đoạn  mạch  đơn  của  ADN  có trình  tự  nu như  sau:  TAXGXA  .  Trật  tự  các  nucleotit  của đoạn mạch tương ứng là:    A. TAXGXA    B. AXGXAT       C. ATGXGT      D. AGTXG

2) Trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch 1 của một đoạn phân tử ADN xoắn kép là – ATTTGGGXXXGAGGX -. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là  (40 )  


3) Trình tự các đơn phân trên mạch 1 của một đoạn ADN xoắn kép là – GATGGXAA -. Trình tự các đơn phân ở đoạn mạch kí sẽ là:                                                                          (. – XTAXXGTT –)

(VDC)*Vận dụng đ2 cấu trúc của AND để xđ số Nu của mỗi loại, chiều dài, số lk Hiđro của AND

VD 1)Một đoạn phân tử ADN có 300 A và 600 G. Tổng số liên kết hidro được hình thành giữa các cặp bazo nito là ( 2400)

2) Một phân tử  AND ở sinh vật nhân thực dài 5100 Aº có số nuclêôtit là ( 3000)

3) Phân tử ADN gồm 3000 nuclêôtit có số A chiếm 30%, thì (AND này dài 5100 Aº vs G=X=600,A=T=900)

Giải:L=3000/2x3,4=5100 =>%A+G%=50% mà A= T = 30% => G=X=20%

A=T=3000x30:100=900  ;   G=X=3000x20:100=600

Chủ đề 5: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực (TL:2c)

(NB)*Cấu trúc và chức năng của các bào quan ở tế bào nhân thực:

a) Ti thể:

- Cấu trúc: +Bên ngoài : 2 lớp màng bao bọc:

•Màng ngoài: không gấp nếp

•Màng trong: gấp nếp thành các mào chứa enzim hô hấp

+ Bên trong chất nền chứa nhiều ADN dạng vòng và riboxom

-Chức năng:+ Cung cấp năng lượng cho tb(ATP) (như nhà máy điện)

                   + Tham gia chuyển hóa đường hợp chất hữu cơ tạo năng lượng ATP cung cấp cho tế bào

b)Lục lạp:

-Cấu trúc: Bào quan chỉ có ở tế bào thực vật

+ Bên ngoài: Có 2 lớp màng bao bọc

+ Bên trong: • hệ thống túi dẹt (tilacoit) trên màng tilacoit chứa chất diệp lục enzim quang hợp

                     • Chất nền (stroma) Có chứa ADN dạng vòng, riboxom

-Chức năng: có khả năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học→quang hợp

c) Bộ máy Gôngi:

- Cấu trúc của bộ máy Gôngi: là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia.

- Chức năng của bộ máy Gôngi: Nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào.

(TH)* Sự khác biệt về cấu trức giữa tế bào nhân và tế bào nhân thực:

-Tế bào nhân sơ:


+ kích thước nhỏ(= 1/10 nhân thực →giúp TĐC nhanh→sinh trưởng, sinh sản nhanh)

+ TBC: không có hệ thống nội màng , k có các bào quan có màng bao bọc

+ Nhân chưa hoàn chỉnh chứa ADN dạng vòng ( chưa có màng nhân)

-Tế bào nhân thực:

+ kích thước lớn hơn

+ TBC: nhiều bào quan có màng bao bọc, có hệ thống nội màng.

+ Nhân hoàn chỉnh chứa ADN thẳng liên kết với protein tạo thành chất nhiễm sắc(có màng bao bọc)

+ MSC: màng kép

Chủ đề 6:Vận chuyển các chất qua màng sinh chất, thực hành co và phản co nguyên sinh(TN:4c)

(NB)*KN môi trường ưu trương, đẳng trương, nhược trương.

-môi trường ưu trương: có nồng độ chất tan bên ngoài tb lớn hơn bên trong tế bào

-môi trường đẳng trương: có nồng độ chất tan bên ngoài tế bào bằng bên trong tb

-môi trường nhược trương: có nồng độ chất tan bên ngoài tb nhỏ hơn bên trong tế bào.

(TH)*Phân biệt vận chuyển thụ động ,vận chuyển chủ động, vận chuyển nhờ biến dạng màng sinh chất:

-Vận chuyển thụ động :

+KN: thức vận chuyển của các chất qua MSC mà k tiêu tốn n/lượng

+Cơ chế : tuân theo cơ chế khuyết tán

Chất tan : nơi nồng độ cao ~> nơi nồng độ thấp (khuyết tán )

Nước : thế nước cao ~> thế nước thấp (thẩm thấu )

+Con đường :

• Khuyếch tán qua lớp proteinlipit kép : các phân tử nhỏ ,không phân cực (O2,CO2...),chất tan trong lipit(este,steroit)

Kênh protein xuyên màng

+ Điều kiện :

Chất vận chuyển có kích thước nhỏ hơn lỗ màng

Có sự chênh lệch nhiệt độ

Nếu vận chuyển chọn lọc thì cần kênh protein

-Vận chuyển chủ động:


+KN:là hình thức vận chuyển của các chất qua MSC cần phải tiêu tốn n/lượng

+Cơ chế:

•Chất tan: từ nơi nồng độ thấp ~> nồng độ cao .Cần tiêu tốn năng lượng ATP.

Protein màng kết hợp cơ chất cần vận chuyển ~> protein tự quay trong màng ~> đưa chất vào tế bào hay ra tế bào

+Con đường:kênh protein đặc hiệu

+Điều kiện:

Cần có kênh protein màng

Có năng lượng ATP

Chênh lệch nhiệt độ

-Vận chuyển nhờ biến dạng màng sinh chất:

+ Nhập bào: phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.

Nhập bào gồm 2 loại: ••Thực bào:  là phương thức các tế bào động vật “ăn” các loại thức ăn có kích thước lớn như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào…

Diễn biến: Màng tế bào lõm vào bọc lấy thức ăn → đưa thức ăn vào trong tế bào → Lizôzim và enzim có tác dụng tiêu hóa thức ăn.

••Ẩm bào: là phương thức vận chuyển các giọt dịch vào trong tế bào

+ Xuất bào: phương thức đưa các chất ra bên ngoài tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất

(VD)*Hình dạng tb thực vật dưới kính hiển vi khi đặt mẫu vật trong m/trường khác nhau (nước cất ,nước muối…)

-Nếu nhỏ nước tinh khiết (cất) vào tb thì tb nở ra mt nhược trương (phản co nguyên sinh)

- Nếu nhỏ nước đường(muối) vào tb thì co lại là mt ưu trương(co nguyên sinh)

(VDC)*Vận dụng kiến thức để tổng hợp để con đường vận chuyển của các chất qua MSC:

VD:1)Sự vận chuyển chất d2 sau quá trình tiêu hóa qua lông ruột vào máu ở người theo cách : vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động

2) Nước được vận chuyển qua mang tb nhờ kênh pr đặc biệt là”aquaporin”

3)Các chất tan trong lipit được vận chuyển vào trong tb qua lớp photpholipit kép

3)Glucozo khuyết tán vào trong tb nhờ kênh pr xuyên màng

Chủ đề 7: Ezim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

(NB)*KN ezim và vai trò của enzim:


-KN: Enzim  là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống. Enzim làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

- Vai trò: +Enzim làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh

+Nếu k có ezim thì hoạt động sống của tế bào k thể duy trì được.

+Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các enzim.

+ Ức chế ngược: là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim →phản ứng ngừng lại.

+ Bệnh rối loạn chuyển hóa:  là một ezim nào đó trong tb không được tổng hợp hay tổng hợp quá ít thì sản phẩm không được tạo thành và cơ chất tích lũy quá nhiều gây độc cho tb .

(VD)*Giải thích sự điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất:……………………..................................................

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

nguon VI OLET