CHUYÊN ĐỀ:  HỆ HÔ HẤP VÀ VỆ SINH CƠ THỂ

 

Tiết 3 (Tiết 23 PPCT) – Bài 22:  VỆ SINH HÔ HẤP

 

 

I. MỤC TIÊU.

- HS nắm được tác hại của các tác nhân  gây ô  nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp.

- HS giải thích được cơ sở khoa học của  việc luyện tập TDTT.

- HS tự đề ra các biện pháp luyện tập để có hê hô hấp khoẻ mạnh. Tích cực phòng tránh các tác nhân có hại.

II. CHUẨN BỊ.

- Số liệu, hình ảnh về hoạt động gây ô nhiễm không khí và tác hại của nó.

- Số liệu, hình ảnh về những con người đã đạt được những thành tích cao và đặc biệt trong rèn luyện hệ hô hấp.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

-  Quan sát tranh hình kể tên các cơ quan trong hệ hô hấp ở người?

3. Bài mới

 Vào bài: Kể tên các bệnh về đường hô hấp? Nguyên nhân gây ra các hậu quả đó? Làm thế nào để có một hệ hô hấp khỏe mạnh?

 

Hoạt động 1: Cần bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại

Mục tiêu: HS chỉ ra được các tác nhân có hại và đề ra các biện pháp phòng tránh các tác nhân đó.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV tổ chức cho HS báo cáo và thảo luận theo nội dung đã chuẩn bị trước theo nhóm:

Nhóm 1: Tác nhân bụi

Nhóm 2: Các khí độc hại

Nhóm 3: Vi sinh vật gây bệnh

* Yêu cầu nêu được: Nguồn gốc tác nhân; hậu quả; biện pháp phòng tránh; liên hệ

- GV chốt kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân

- HS các nhóm báo cáo và thảo luận     ( 5-7 phút/nhóm)

 

 

- Yêu cầu mỗi nhóm phải có ít nhất 1 câu hỏi và 1 nhận xét cho các nhóm khác.

 

 

Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại

 

Biện pháp

Tác dụng

1

- Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công cộng, trường học, bệnh viện và nơi ở.

- Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những nơi có hại.

- Điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ oxi và cacbonic) theo hướng có lợi cho hô hấp.

- Hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi.

2

- Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió tránh ẩm thấp.

- Thường xuyên dọn vệ sinh.

- Không khạc nhổ bừa bãi.

- Hạn chế ô nhiễm không khí từ vi sinh vật gây bệnh.

3

- Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc.

- Không hút thuốc lá và vận động mọi người không nên hút thuốc.

- Hạn chế ô nhiễm không khí từ các chất khí độc (NO2; SOx; CO2; nicôtin...)

Kết luận:

- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là: bụi, khí độc (NO2; SOx; CO2; nicôtin...) và vi sinh vật gây bệnh lao phổi, viêm phổi.

- Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân có hại .

Hoạt động 2: Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh

Mục tiêu:  - HS chỉ ra được lợi ích của việc tập hít thở sâu.

 - HS tự xây dựng được phương pháp tập luyện có hiệu quả.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II, thảo luận câu hỏi:

Nhóm 1

? Vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn  từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?

 

 

Nhóm 2

? Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

 

Nhóm 3

 

?Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có 1 hệ hô hấp khoẻ mạnh?

- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm, bổ sung và nêu được:

+ Dung tích sống là  thể tích không khí  lớn nhất mà  1 cơ thể có thể hít vào thật sâu, thở ra gắng sức.

+ Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi  và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.

Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co dãn tối đa của các cơ thở. Vì vậy cần tập luyện từ bé.

+ Hít thở sâu đẩy được nhiều khí cặn ra ngoài=> trao đổi khí được nhiều, tỉ lệ khí trong khoảng chết giảm.

- HS tự rút ra kết luận.

Kết luận:

- Cần luyện tập TDTT đúng cách, thường xuyên, đều đặn từ bé sẽ có 1 dung tích sống lí tưởng.

- Biện pháp: tích cực tập TDTT phối hợp thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé (tập vừa sức, rèn luyện từ từ).

4. Kiểm tra, đánh giá

- Chơi trò chơi “ Hộp màu bí ẩn’’

5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học bài và trả lời câu SGK.

- Chuẩn bị cho giờ thực hành: chiếu cá nhân, gối bông.


 

nguon VI OLET