Tiết: 48
Tuần dạy: 26


1/ MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức: Giúp hs nắm
- Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hoá ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
- Mặc dù chiến tranh phong kiến thường xảy ra và kéo dài nhưng kinh tế có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là Đàng Trong.
- Những nét lớn về mặt văn hoá của đất nước, những thành tựu văn học nghệ thuật của ông cha ta, đặt biệt là nghệ thuật dân gian.
1.2/ Kĩ năng: Nhận biết các địa danh trên bản đồ Việt Nam. Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc.
1.3/ Thái độ: Tôn trọng và có ý thức giữ gìn những sáng tạo nghệ thuật của ông cha, thể hiện sức sống tinh thần của dân tộc.
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP: Nông nghiệp: Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán
3/ CHUẨN BỊ:
3.1/ Giáo viên: Bản đồ Việt Nam. Tranh bình gốm Bát Tràng – Cảnh vẽ Thăng Long thế kỷ XVII.
3.2/ Học sinh: xem trước bài. Lưu ý: ? Cường hào cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân như thế nào?
? Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỷ XVI – XVII phát triển như thế nào?
? Vì sao đến nửa đầu thế kỷ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển?
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2/ Kiểm tra miệng:
? Em hãy trình bày sự hình thnh Nam – Bắc triều ? 4đ
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (gọi là Bắc triều)
- Năm 1533, Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hoá (gọi là Nam triều)
? Chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây tai hoạ gì cho nhân dân?4đ
Gây tổn thất lớn về người và của.
- Năm 1570, rất nhiều người bị bắt lính, bắt phu. Năm 1572, ở Ngệ An mùa màng bị tàn phá, hoang hoá, bệnh dịch. Tập đoàn phong kiến tranh chấp, nông dân chịu cực khổ.
? Chúa Nguyễn có biện pháp gì để khuyến khích khai hoang?2đ
Cung cấp nông cụ lương ăn, lập thành làng ấp. (Thuận-Quảng)
- Ở Thuận Hóa, chiêu tập dân lưu vong tha tô thuế, binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê làm ăn.
4.3/ Tiến trình bài học:
* Hoạt động 1: Vào bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học

Chiến tranh liên miên giữa hai thế lực phong kiến Trịnh Nguyễn đã gây biết bao tổn hại đau thương cho dân tộc. Đặc biệt sự phân chia đất nước kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Tình hình kinh tế văn hoá có đặc điểm gì nổi bật? chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.


* Họat động 2: Nông nghiệp
(1)Mục tiêu:
- Kiến thức: Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hoá ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
- Kĩ năng: Nhận biết các địa danh trên bản đồ Việt Nam. Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, diễn giảng, trực quan
- Phương tiện: Bảng phụ, bản đồ Việt Nam
(3) Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học

Gv: gọi hs đọc mục 1/109
? Hãy so sánh kinh tế sản xuất nông nghiệp giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong?
( Hs: thảo luận nhóm để trình bày:
* Đàng ngoài:
- Vua Lê - Chúa Trịnh ít quan tâm đến thủy lợi và tỏ chức khai hoang.
- Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.
- Ruộng đấ bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập… nộng dận phải bỏ làng đi phiêu tán
? Cường hào đem cầm bán ruộng đất ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân như thế nào? kể tên 1 số vùng nhân dân gặp khó khăn?
( Hs: Nông dân không có ruộng đất cày cấy nên mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nhiều người bỏ làng đi nơi khác như vùng Hà Đông, Nam Định, Thái Bình.
? Ở Đàng Trong, Chúa Nguyễn có quan tâm đến sản xuất không? Nhằm mục đích gì
nguon VI OLET