Trường THCS Tân Đông                                                                                   KHBH Địa 9

 

 

Tuần: 12 - Tiết: 23

Ngày dạy: 14.11.2016                                                    Bài 21

  

                                                  VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG  (tiếp theo)

 

 

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

*HS biết:

Hoạt động 1:

- Công nghiệp:

+ Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh

+ Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng.

+ Tên các ngành công nghiệp trọng điểm và sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng.

Hoạt động 2:

- Nông nghiệp:

+ Trồng trọt: đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực, đứng đầu cả nước về năng suất lúa. Phát triển một số cây ưa lạnh mang lại hiệu quả cao.

+ Chăn nuôi: đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước. Chăn nuôi bò, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang phát triển.

Hoạt động 3:

- Dịch vụ:

+ Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và du lịch phát triển.

+ Tên các đầu mối giao thông vận tải, du lịch lớn nhất, các địa danh du lịch nổi tiếng của vùng.

Hoạt động 4:

- Hai thành phố, hai trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội và Hải Phòng.

- Tam giác kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng – Quảng Ninh.

- Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

+ Tên các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

+ Vai trò: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của hai vùng ĐBSH, TD và MNBB.

*HS hiểu:

Hoạt động 2: Sản xuất lương thực ở ĐBSH có tầm quan trọng như thế nào? ĐBSH có những thuận lợi và khó khăn gì để sản xuất lương thực?

Hoạt động 3: Ý nghĩa của một số ngành dịch vụ của vùng.

1.2. Kĩ năng:

*HS thực hiện được: Sử dụng lược đồ kinh tế để thấy rõ sự phân bố tài nguyên và các ngành kinh tế của vùng.

*HS thực hiện thành thạo: Xác định các ngành kinh tế, các trung tâm kinh tế và các tỉnh TP thuộc vùng kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

1.3. Thái đ:

*Thói quen: Ý thức bảo vệ môi trường.

*Tính cách: Cẩn thận.

2. NỘI DUNG BÀI HỌC:

Tình hình phát triển kinh tế, các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm.

3. CHUẨN BỊ:

3.1. Giáo viên: Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng.

3.2. Học sinh: Tập bản đồ.

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1. Ổn định tổ chức và kiệm diện:

9A1:…………………………………………………………………………………………………

9A2:…………………………………………………………………………………………………

9A3:…………………………………………………………………………………………………

9A4:…………………………………………………………………………………………………

9A5:…………………………………………………………………………………………………

4.2. Kiểm tra miệng:

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của ĐBSH có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế? (9đ)

 

 

 

 

 

 

 

Bài học hôm nay có nội dung gì? (1đ)

- Thuận lợi:

+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.

+ Thời tiết mùa đông thuận lợi cho trồng một số cây ưa lạnh.

+ Một số khoáng sản có giá trị đáng kể.

+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản,du lịch.

- Khó khăn : thiên tai, ít tài nguyên khoáng sản.

 

- Tình hình phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng….

4.3. Tiến trình bài học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

*Khởi động: Trong cơ cấu GDP, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đang chuyển biến tích cực, nông, lâm ngư nghiệp tuy chiếm tỉ trọng thấp nhưng giữ vai trò quan trọng. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống. Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng.

*Hoạt động 1: Cá nhân (giáo dục môi trường, giáo dục năng lượng) (9p)

Căn cứ hình 21.1, nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng ở đồng bằng sông Hồng?

So với dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp?

Giá trị sản xuất công nghiệp thay đổi như thế nào? Nêu đặc điểm phân bố? (Hà Nội, Hải Phòng).

Kết luận.

Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm và sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng?

- Song song với phát triển công nghiệp trong vùng thì sẽ nảy sinh vấn đề gì? (ô nhiễm môi trường)

Vậy chúng ta phải làm gì? (các khu công nghiệp sử dụng công nghệ không gây ô nhiễm, xử lí triệt để hành vi vi phạm)

*Giáo dục môi trường, giáo dục năng lượng:

Để phát triển công nghiệp chúng ta phải sử dụng khoáng sản, nhưng khoáng sản không phải là vô tận, vậy chúng ta phải làm gì? (hợp lí, tiết kiệm)

Dựa vào hình 21.2, kết hợp sách giáo khoa, cho biết:

- Các ngành công nghiệp trọng điểm? (chế biến lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, cơ khí).

- Sự phân bố của chúng? (tam giác công nghiệp: Hà Nội - Hải Phòng – Nam Định).

- Các sản phẩm quan trọng? (động cơ điện, máy công cụ, thiết bị điện tử, phương tiện giao thông, hàng tiêu dùng).

Liên hệ hình 21.3.

Bài tập trắc nghiệm:

Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở đâu?

A. Hải Dương,Bắc Ninh.

B. Hà Nội, Hải Phòng.

C. Hà Nội, Thái Bình.

D. Nam Định, Ninh Bình.

(Đáp án: B)

*Hoạt động 2: Cặp (14p)

- Dựa vào bảng 21.2, so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước? Nguyên nhân tăng năng suất lúa luôn ở mức cao nhất?

- Đồng bằng sông Hồng đã biết khai thác đặc điểm của khí hậu đđem lại hiệu quả kinh tế như thế nào? (có mùa đông lạnh trồng vụ đông. Khác với Đồng bằng sông Cửu Long, ở đây có những vùng thâm canh chuyên canh rau quả làm thực phẩm xuất khẩu, nhiều nhất là vụ đông xuân, phân bố chủ yếu ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định).

Nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính? (thời tiết lạnh khô, giải quyết đất, nước tưới rất thích hợp cây ôn đới, cận nhiệt, cây lương thực, ngô, khoai tây...) Cơ cấu cây trồng đa dạng, giá trị kinh tế cao.

- Qua kiến thức đã học và thực tế bản thân, cho biết gắn liền với vùng lương thực thì ngành chăn nuôi phát triển như thế nào?

Chăn nuôi gia súc, gia cầm. Năm 2002, có 6,3 triệu con lợn, gia cầm hơn 30 triệu, 502 nghìn con bò.

Phát triển bò sữa ở ngoại thành Hà Nội.

Còn phát triển cây công nghiệp, chủ yếu là đay (55,1% diện tích đay cả nước), cói chiếm 41,28% diện tích cả nước.

Khó khăn: Mật độ dân số quá cao, vấn đề việc làm và lương thực là bức xúc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

Bài tập trắc nghiệm:

Năng suất lúa ở ĐBSH năm 2002 là:

A. 40,2tạ/ha

B. 44,4 tạ /ha

C. 56,4tạ/ha

D. 60,3 tạ /ha

(Đáp án :C)

Hoạt động 3: Cá nhân (7p)

- Là trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của cả nước, vùng có đặc điểm nổi trội như thế nào về các loại hình dịch vụ? Dựa vào hình 21.2 và hiểu biết, xác định vị trí và nêu ý nghĩa kinh tế - xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài?

- Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi gì để phát triển du lịch ?

Nổi trội hơn hẳn các vùng khác về dịch vụ bưu điện, kinh doanh tiền tệ.

Chuyển giao công nghệ của vùng mở rộng phạm vi cả nước.

Hoạt động 4: Cá nhân. (5p)

- Xác định trên hình 21.2 vị trí của các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

Xác định các ngành kinh tế chủ yếu của Hà Nội, Hải Phòng?

Đọc tên các tỉnh và thành phố trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của 2 vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ?

 

 

 

 

 

 

 

IV. Tình hình phát triển kinh tế:

1. Công nghiệp:

- Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh.

- Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm (Sản xuất lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí..) và sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nông nghiệp:

- Trồng trọt: đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực, đứng đầu cả nước về năng suất lúa. Phát triển một số cây ưa lạnh mang lại hiệu quả cao.

- Chăn nuôi: đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước. Chăn nuôi bò, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang phát triển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Dịch vụ:

- Giao thông vận tải phát triển: Đường sắt, biển, sông, bộ. Có 2 đầu mối giao thông chính quan trọng là Hà Nội và Hải Phòng.

- Du lịch có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử.

- Hà Nội, Hải Phòng là 2 trung tâm du lịch.

 

 

 

V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:

- Hà Nội, Hải Phòng là 2 trung tâm kinh tế lớn nhất.

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 8 tỉnh thành, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

4.4. Tổng kết: Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy bài học.

4.5. Hướng dẫn học tập:

*Đối với bài học ở tiết học này:

- Học bài: Tình hình phát triển kinh tế, các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm.

                  Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 79 sách giáo khoa.

- Làm bài tập 1, 2 trang 28, 29 - Tập bản đĐịa lí 9.

*Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 

      Chuẩn bị bài 22: “Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người”:

       - Ôn lại cách vẽ biểu đđường và vẽ thử ở nhà biểu đồ bài 22.

 - Nêu các biện pháp tăng canh thâm vụ trong sản xuất lương thực - thực phẩm ở ĐBSH?

       - Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực - thực phẩm ở vùng?

       - Vai trò của vụ đông trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng?

       - Đem theo ĐDHT: Thước, màu, bút chì…

5. PHỤ LỤC:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

 

 

Tuần 12 - Tiết 24

Ngày dạy: 16.11.2016

Bài 22

 

           Thực hành: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIÊU ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ

          GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ

           BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI

 

 

 

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

*HS biết:

Hoạt động 2:

- Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất LT ở ĐBSH.

- Mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người.

*HS hiểu:

Hoạt động 2:

- Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất LTTP ở ĐBSH.

- Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng.

1.2. Kỹ năng:

*HS thực hiện được:

- Rèn kĩ năng về biểu đồ trên cơ sở xử lí bảng số liệu.

- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người.

HS thực hiện thành thạo: Vẽ biểu đồ.

1.3. Thái độ:

*Thói quen: Bước đầu biết suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững.

*Tính cách: Cẩn thận, tỉ mĩ.

2. NỘI DUNG BÀI HỌC: Vẽ biểu đồ, nhận xét.

3. CHUẨN BỊ:

3.1. Giáo viên: bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng.

3.2. Học sinh: tập bản đĐịa lí 9, thước tỉ lệ, máy tính, bút chì...

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1. Ổn định tổ chức và kiệm diện:

9A1:…………………………………………………………………………………………………

9A2:…………………………………………………………………………………………………

9A3:…………………………………………………………………………………………………

9A4:…………………………………………………………………………………………………

9A5:…………………………………………………………………………………………………

4.2. Kiểm tra miệng: Lấy điểm từ bài thực hành.

4.3. Tiến trình bài học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

Hoạt động 1: cá nhân (17p)

Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

Giáo viên gọi học sinh khá, giỏi lên bảng, sau đó hướng dẫn học sinh đó cùng lớp vẽ biểu đđường.

- Kẻ trục tung (%) mỗi khoảng cách 5%, bắt đầu tại gốc toạ độ là 100%, kẻ cho đến 135%.

- Trục hoành (năm), khoảng cách giữa các năm phải đúng theo tỉ lệ tuỳ chọn.

- Tính tỉ lệ, dùng thước đo từ trục hoành để vẽ 3 đường tương ứng.

1. Bài tập 1:

 

 

Hoạt động 2: nhóm (17p)

Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của vùng Đồng bằng sông Hồng?

(Tổng sản lượng và bình quân lương thực đầu người phát triển nhanh hơn dân số).

Thảo luận nhóm: dựa vào biểu đđã vẽ và các bài 20, 21; cho biết:

- Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng?

*Thuận lợi: Đất phù sa có diện tích lớn, khí hậu phù hợp với thâm canh tăng vụ, lao động dồi dào, thâm canh giỏi.

*Khó khăn: Thời tiết thất thường, đất canh tác ngày càng giảm.

- Vai trò của vụ đông trong sản xuất lương thực - thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng?

- Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng?

(Nông nghiệp phát triển, bình quân lương thực tăng: 400kg/người).

2. Bài tập 2:

a. Đầu tư thuỷ lợi, cơ khí hoá khâu làm đất, giống cây trồng vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, công nghiệp chế biến.

b. Ngô đồng có năng suất cao, ổn định, diện tích đang mở rộng chính là nguồn lương thực, nguồn thức ăn gia súc quan trọng.

c. Tỉ lệ tăng dân số giảm nhanh đảm bảo lương thực cho vùng, đồng thời một phần dành cho xuất khẩu.

 

4. 4. Tổng kết: Nhận xét – đánh giá, cho điểm.

4.5. Hướng dẫn học tập:

*Đối với bài học ở tiết học này: Học bài, làm bài tập 1, 2 trang 30, 31 - Tập bản đĐịa lí 9.

*Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

- Chuẩn bị bài 23: “Vùng Bắc Trung Bộ”:

  + Kể tên các tỉnh của vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

  + Đặc điểm chung về địa hình các địa phương vùng Bắc Trung Bộ?

  + Tiềm năng rừng của Bắc Trung Bộ?

  + Các khoáng sản nào đã khai thác ở Bắc Trung Bộ?

  + Vùng Bắc Trung Bộ cá bao nhiêu dân tộc cư trú? Phân bố?

  + Hoạt động kinh tế ở miền núi và gò đồi phía tây vùng Bắc Trung Bộ như thế nào?

5. PHỤ LỤC:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................

 

Giáo viên: Ngô Thị Lụa                                                                       Năm học: 2016 - 2017

 

nguon VI OLET