Ngày soạn: 25/02/ 2016

Ngày dạy: /…./2016

 

TIẾT 100: ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM

 

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh:

      1. Kiến thức:

-         Nắm vững những khái niệm luận điểm tránh được những sự hiểu lầm mà các em thường mắc phải như (lẫn lộn luận điểm với vấn đề nghị luận. Coi luận điểm là một bộ phận của vấn đề nghị luân…)

-         Thấy rõ hơn mối quan hệ luận điểm với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong bài nghị luận

-         Tích hợp: Vb Hịch tướng sĩ – NĐVT; Tiếng việt: Hành động nói và hội thoại

2. Kĩ năng:

-         Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu và nhận diện, phân tích luận điểm, sự sắp xếp các luận điểm trong một văn bản trong một bài văn nghị luận.

      3. Thái độ: yêu thích văn nghị luận.

B. CHUẨN BỊ:

1. Thầy: Soạn bài, hệ thống câu hỏi - khả năng tích hợp,….

2. Trò: học bài và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới (40’)

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Gv hướng dẫn HS ôn luyện lại khái niệm về luận điểm bằng phương pháp TN

HS lựa chọn câu trả lời dùng trong các câu sgk T73 (bảng phụ)

Luận điểm là bộ xương là linh hồn của văn bản nghị luận. Nếu không có hệ thống luận điểm thì bài viết sẽ không còn là văn nghị luận nữa.

 

- HS Đọc yêu cầu bài tập 2 sgk T73 và trả lời các câu hỏi

H: Bài tinh thần yêu nước có những luận điểm nào?
- Luận điểm 1: Lịch sử ta .... tình yêu nước của nhân dân ta.

- Luận điểm 2: đồng bào ta ngày nay… ngày trước.

- Luận điểm 3: bổn phận … trưng bày.

Gv lưu ý cho Hs biết luận điểm xuất phát làm cơ sở và luận điểm chính (kết luận).

 

- Hs đọc nội dung yêu cầu phần 2.b sgk/73

H: Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?

- Không, vì nó chỉ là một bộ phận, môt khía cạnh của nhan đề. Nó chưa thể hiện rõ ý kiến, quan điểm, tư tưởng.

 

H:Vấn đề được đặt ra trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì

 

H: Có thể làm sáng tỏ vấn đề được không? Nếu trong bài văn chủ tịch HCM chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”

 

 

H: Trong bài “Chiếu dời đô” chỉ đưa ra luận điểm “Các triều đại kinh đô” thì mục đích của khi ban chiếu có đạt được không?

 

 

 

H: Từ đó em rút ra kết luận gì về yêu cầu của luận điểm trong mối quan hệ với vấn đề của bài nghị luận?

 

Gv khái quát lại các nội dung và nhận thức của bài học.

 

Hướng dẫn HS lựa chọn hệ thống luận điểm

HS dựa vào 2 hệ thống luận điểm trong sgk T74

Thảo luận, lựa chọn, giải thích.

H: Để viết bài TLV theo đề bài sgk T74 em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào? Vì sao?

Chọn hệ thống 1 vì:

 

H: Từ tìm hiểu trên em rút ra được kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa luận điểm trong bài nghị luận ?

 

 

Gv khái quát lại toàn bộ nội dung bài.

HS đọc to ghi nhớ sgk T75

 

Hướng dẫn làm bài tập sgk T75

HS: Thảo luận, đáp án, giải thích.

a/ Lựa chọn: 1,2,4,6,7

b/ Sắp xếp: 1,7,2,4

 

I. KHÁI NIỆM LUẬN ĐIỂM:

1. Luận điểm là gì?

a. Ví dụ 1: sgk/trg73

- Đáp án c: Luận điểm là tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết người nói nêu ra trong bài nghị luận

 

 

 

b. Ví dụ 2: sgk/trg73

- Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”có 3 luận điểm

 

 

 

 

 

 

 

- Xác định 2 luận điểm trong bài “Chiếu dời đô” như vậy là không đúng vì nó không phải là những ý kiến, những quan điểm mà là bố cục của bài viết.

 

 

 

II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.

a. Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”

- Vấn đề chính là Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

+ Nếu chỉ đưa ra luận điểm: “Đồng bào ta nồng nàn” thì không làm sáng tỏ được vấn đề.

+ Cần phải làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của cả xưa và nay.

 

b. Bài “Chiếu dời đô”

- Nếu chỉ đưa ra luận điểm: “Các triều đại

…thay đổi kinh đô” không đạt được mục đích:

 + Đây mới chỉ là lí do.

 + Chưa chỉ ra lợi thế của thành Đại La

 

Luận điểm phải chính xác, rõ rang, phù hợp, đủ để làm sáng tỏ vấn đề.

 

 

III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.

 

 Xét đề: “Hãy trình bãy rõ vì sao chúng ta phải đổi mời phương pháp học tập.

- Chọn hệ thống 1:
+ Hệ thống luận điểm chính xác.

+ Từng luận điểm có vị trí riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau

 

 

Luận điểm phải đảm bảo yêu cầu sau:

+ Hệ thống mạch lạc, không trùng lặp

+ Có luận điểm chính

+ Các luận điểm phải đảm bảo

 

* Ghi nhớ sgk T75

 

V. LUYỆN TẬP

Bài 2: a/ Lựa chọn luận điểm đúng

b/ Sắp xếp luận điểm theo hệ thống mạch lạc

a/ Chọn luận điểm: 1,2,4,6,7

b/ Sắp xếp: Từ 1,7,2,4

  1. Củng cố (3’)

-         Gv khái quát nội dung chính của bài học.

  1. Hướng dẫn về nhà (1’)

-         Học bài và làm bài tập còn lại.

-         Chuẩn bị bài mới: “Viết đoạn văn trình bày luận điểm”

 

 

nguon VI OLET