Bài 24: SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức
- Phát biểu được khái niệm từ thông,ý nghĩa từ thông và viết được công thức tính từ thông.
- Nếu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng và suất điện động cảm ứng.
- Phát biểu được khái niệm hiện tượng cảm ứng điện từ .
- Phát biểu được định luật Len-xơ.
- Phát biểu được định luật Fa-ra-đây vè hiện tượng cảm ứng điện từ .Viết được công thức xác định suất điện động cảm ứng.
b)Kỹ năng
- Vận dụng được định luật Len-xơ để tìm ra chiều dòng điện cảm ứng trong một số trường hợp.
- Vận dụng được công thức xác định suất điện động cảm ứng.
- Vận dụng giải được các bài tập luyện tập.
- Đọc,hiểu tài liệu ( SGK ).
c) Thái độ
- HS hứng thú trong học tập, tích cực làm thí nghiệm,yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những đóng góp của Vật lí cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học.
- Có thái độ khách quan, trung thực, có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong công việc học tập môn Vật lí, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được.
- Có ý thức vận dụng những hiểu biết Vật lí vào đời sống
- Tự lực, tự giác học tập, tham gia xây dựng kiến thức.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các câu lệnh mà GV đặt ra, tóm tắt các thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau .
- Năng lực quan sát : làm thí nghiệm, thiết lập công thức.
- Năng lực trao đổi thông tin: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm.
- Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm.
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin.
II. CHUẨN BỊ
1)Giáo viên:
- Chuẩn bị máy tính,slide.
- Chuẩn bị phiếu học tập.
- Tổ chức chia lớp thành các nhóm học tập phù hợp.
- Phấn màu,thước kẻ,SGK giáo viên.
- Một số bài tập vận dụng.
2)Học sinh:
- Ôn lại khái niệm về từ thông, công thức tính từ thông, định luật Len-xơ,dòng điện Fu-Cô.
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp…
- Thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.











III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐộNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Hướng dẫn chung
- Chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian sau:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến

Khởi động
Hoạt động 1
- Tạo tình huống có vấn đề về.
7 phút

Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu suất điện động cảm ứng trong mạch kín.
15 phút


Hoạt động 3
Tìm hiểu mối quan hệ giữa suất điện động tự cảm và định luật Len-xơ.
8 phút


Hoạt động 4
Tìm hiểu sự chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ.
9 phút

Luyện tập
Hoạt động 5
Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng.Bài tập về cảm ứng điện từ.
5 phút

Vận dụng, tìm tòi mở rộng.

Hoạt động 6

Tìm hiển ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ.

1 phút



2. Tổ chức từng hoạt động:
Hoạt động1(Khởi động): Tạo tình huống có vấn đề
a) Mục tiêu
- Tạo mối liên hệ giữa kiến thức hiện có của học sinh và kiến thức mới.
b) Nội dung hoạt động
- Giáo viên đặt vấn đề : Ở bài trước chúng ta đã đi khảo sát hiện tượng cảm ứng điện từ chủ yếu là về mặt định tính còn về mặt định lượng thì cường độ dòng điện được xác định như thế nào, ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
c) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt vấn đề bằng cách, đặt câu lệnh như trên và yêu cầu HS ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, thực hiện nhiệm vụ được chuyển giao.
- HS ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, độc lập suy nghĩ và ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này.
d) Sản phẩm hoạt động:
- Kích thích sự tò mò, hứng thú
nguon VI OLET