ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 11 HK1

Bài 9 : CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917-1921)

Câu 1. Tình hình nước Nga trước cách mạng:

-Về chính trị:

+ Đầu thế kỉ XX nước Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng.

+ Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế nghiêm trọng .

     -Về kinh tế:Lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đối xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn

- Về xã hội:

+ Đời sống của nhân dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô vùng cực khổ.

+ Phong trào phản hồi chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.

    nước Nga đang đứng trước 1 cuộc cách mạng.

Câu 2. Nguyên nhân nước Nga xảy ra hai cuộc cách mạng:

- Đầu thế kỉ XX, Nga tồn tại 4 mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa nhân dân Nga và chế độ Nga Hoàng; mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản; mâu thuẫn giữa Nga với các đế quốc khác; mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các dân tộc trên đế quốc Nga => Những mâu thuẫn đó cần đc giải quyết => dẫn đến hai cuộc cách mạng năm 1917

-  Cách mạng tháng Hai 1917 thắng lợi tạo nên cục diện chính trị chưa từng có ở Nga: 2 chính quyền cùng song song tồn tại: Chính phủ lâm thời của giai cấp TS và chính quyền Xô Viết của giai cấp VS . Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của 2 giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại

=> 1917 ở Nga xảy ra 2 cuộc cách mạng

Câu 3. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai (2/1917)

- Tháng 2/1917, cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát.

- Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.

- Lãnh đạo là Đảng Bôn-sê-vích.

- Lực lượng: công nhân, binh lính, nông dân.

Tính chất :

      - Là cuộc CM dân chủ TS kiểu mới:

  • Mục tiêu: lật đổ CĐPK Nga hoàng
  • Lực lượng tham gia: công nhân, nhân dân, TS.

Lãnh đạo CM: giai cấp VS.

- Kq:

+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng bị lật đổ.

+ Thành lập chính phủ lâm thời, có 2 chính quyền cùng tồn tại: chính phủ lâm thời TS và Xô viết đại biểu công nhân và binh lính.

    Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

 

Câu 4. Cách mạng tháng Mười Nga 1917

* Hoàn cảnh:

- Sau cách mạng tháng Hai 1917, Nga tồn tại hai chính quyền song song: chính phủ lâm thời TS và Xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ chính phủ TS lâm thời.

* Diễn biến:

- Tháng 4/1917, Lê-nin thông qua Đảng Bôn-sê-vích bản Luận cương tháng 4, chuyển từ cách mạng dân chủ TS sang cách mạng XHCN.

- Đêm 24/10/1917: cách mạng bùng nổ ở Thủ đô.

- Đêm 25/10/1917: quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa đông.

- Tháng 3/1918: cách mạng thắng lợi trên cả nc.

Tính chất :

Là cuộc CMVS:

  • Mục tiêu: lật đổ TS.
  • Lực lượng tham gia: Công nhân, nông dân, binh lính

Lãnh đạo: Đảng Bôn-sê-víc (đứng đầu là Lê-nin).

Kết quả :

- Lật đổ giai cấp TS, đưa Nga tiến lên theo con đường XHCN.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Với nc Nga:

+ Đập tab chế độ PK, TS, giải phóng công nhân và nhân dân lao động

+ Giai cấp vô sản lên nắm quyền, xây dựng CNXH.

- Với thế giới:

+ Làm thay đổi cục diện thế giới

+ Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới.

Câu 5. So sánh CMT2 và CMT10 Nga theo các tiêu chí sau (nhiệm vụ, lãnh đạo, lực lượng tham gia, tính chất, hướng phát triển)

 

Cách mạng tháng 2

Cách mạng tháng 10

Nhiệm vụ

- Lật đổ CĐPK Nga hoàng

- Lật đổ TS

Lãnh đạo

- Giai cấp VS, sau đó quyền lực rơi vào tay TS

- Đảng Bôn-sê-víc (đứng đầu là Lênin)

Lực lượng tham gia

- Công nhân, nhân dân, TS

- Đảng Bôn-sê-víc

Tính chất

- Là cuộc CM dân chủ TS kiểu mới

- Là cuộc CMVS

Hướng phát triển

- Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa

- Đưa Nga tiến lên theo con đường XHCN.

 

Câu 6. Những việc chính quyền xô viết đã làm được:

a) Xây dựng chính quyền Xô viết

- 25/10/1917, chính quyền Xô viết thành lập

+ Nhiệm vụ: đập tan bộ máy nhà nước của TS và địa chủ, xây dựng bộ máy nhà nước của người lao động

+ Biện pháp:

      Thông quan sắc lệnh Hoà Bình và sắc lệnh

Ruộng đất → đáp ứng nguyện vọng cấp thiết của công – nông

Thủ tiêu tàn tích chế độ phong kiến→ ưu việt hơn

+ Xây Quốc dựng Hồng quân bảo vệ chính quyền Xô viết

+ Quốc hữu hoá nhà máy, xí nghiệp của tư sản

b) Bảo vệ chính quyền Xô viết

- Khó khăn

+ Thù trong: lực lượng phản cách mạng

+ Giặc ngoài: 14 nước đế quốc bao vây cấm vận

- Biện pháp: chính sách Cộng sản thời chiến (1919): vừa chiến đấu vừa xây dựng, giữ vững chính quyền Xô viết, thành lập quan đội 3 triệu người đủ sức chống quân thù

- Kết quả: Đẩy lùi các lực lượng phản cách mạng trong và ngoài nước, bảo vệ nhà nước xô viết.

Câu 7. nh hưởng ca cuc CM tháng Mười Nga đối với CM Vit Nam

- Cách mng tháng Mưi Nga đã tác đng mnh đến s la chọn con đưng gii phóng dân tc của Nguyn Ái Quốc. Năm 1920, Nguyễn Ái Quc đã tìm ra con đưng cu nưc cho dân tc Vit Nam, gii quyết cuộc khủng hong v đưng li gii phóng dân tc Vit Nam. Tháng 6/1925  Hi Vit Nam cách mng thanh niên do Nguyn Ái Quốc trực tiếp thành lập nhằm truyn bá ch nghĩa Mác Lê-nin, đào tạo cán bộ cách mạng..

- T kinh nghim thng li ca Cách mng tháng Mưi Nga, Đng Cộng sn Vit Nam ra đi (ngày 6/1/1930) lãnh đo Cách mng Vit Nam đi t thắng li này đến thng li khác : Cách mng tháng Tám (1945), chiến thng Đin Biên Ph (1954) và chiến thng mùa xuân mùa xuân (1975)…

Câu 8. Vì sao năm 1917 nước Nga li din ra hai cuc cách mng: Cách mng tháng Hai năm 1917 và Cách mng tháng Mười năm 1917? Ý nghĩa lch s ca cuc Cách mng tháng Mười Nga?

Đầu thế kỉ XX, Nga tồn tại 4 mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa nhân dân Nga và chế độ Nga Hoàng; mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản; mâu thuẫn giữa Nga với các đế quốc khác; mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các dân tộc trên đế quốc Nga => Những mâu thuẫn đó cần đc giải quyết => dẫn đến hai cuộc cách mạng năm 1917

-  Cách mạng tháng Hai 1917 thắng lợi tạo nên cục diện chính trị chưa từng có ở Nga: 2 chính quyền cùng song song tồn tại: Chính phủ lâm thời của giai cấp TS và chính quyền Xô Viết của giai cấp VS . Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của 2 giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại

=> 1917 ở Nga xảy ra 2 cuộc cách mạng                                                                                                                                             

Bài 10 : LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921-1941)

Câu 1. Hoàn cảnh, nội dung, kết quả của chính sách kinh tế mới của nước Nga? c dng của Chính sách kinh tế mi đối với nn kinh tế ca nước Nga Xô viết và quốc tế ?  Theo em, Chính sách kinh tế mi để lại nhng bài học kinh nghiệm gì cho các nước xây dựng Chủ nghĩa xã hội ngày nay ?

1. Hoàn cảnh

- Kinh tế 7 năm chiến tranh tàn phá nghiêm trọng

+ Nông nghiệp = 1/2  trc’ chiến tranh

+ Công nghiệp = 1/7 trc’ chiến tranh

* Đời sống khó khăn, đói, dịch bệnh, hàng triệu người chết

- Chính trị: chính sách cộng sản thời chiến, không còn phù hợp --> gây bất mãn

- Lực lượng phản động lôi kéo nhân dân chống phá bạo loạn nhiều nơi

* Khủng hoảng nghiêm trọng

2. Nội dung

- Nông nghiệp: Bãi bỏ chính sách trưng thu lương thực thừa được thay bằng thuế lương thực

- Công nghiệp:

+ Khôi phục công nghiệp nặng

+ Khuyến khích tư bản nước ngoài kinh doanh

+ Trả tư nhân những xí nghiệp dưới 20 công nhân

- Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt : Công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, nội ngoại thương

* Thực chất: là chuyển từ kinh tế độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự điều tiết và quản lý của nhà nước.

3. Kết quả:

- Nông dân tích cực sản xuất, 1922 dược mùa lớn

- Công nghiệp phục hồi và phát triển nhanh chóng

- Đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội ổn định, nhà nước vô sản được củng cố

- 20.12.1922 Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết được thàng lập.

- Tác dng đối với nn kinh tế ca nước Nga Xô viết và quốc tế

+ Nền kinh tế nước Nga được khôi phục. Đưa lại sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế nhà nước độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát

+ Để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng CNXH ỏ một số nước trên thế giới

- Nhng bài học ca Chính sách kinh tế mới

 Có ý nghĩa ph biến đi vi các nưc XHCN trong thi kì quá đ, trong đó có Vit Nam.thc cht ca đưng li đổi mi v quan h sn xut mà các nước xây dựng CNXH cũng giống như thc cht ca Chính sách kinh tế mới Nga đ ra năm 1921. đó là : chuyn t nền kinh tế mà nhà nưc nm đc quyền sang nền kinh tế hàng hoá có s điều tiết ca nhà nưc, công nhn sự tn ti và phát triển ca nhiều thành phn kinh tế khác nhau đ thúc đy kinh tế phát trin… khuyến khích tư bản nước ngoài vào đầu tư …cho tự do buôn bán

 

Bài 11 : TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)

Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất một trật tự thế giới mới được thiết lập. Theo em, đó là trật tự thế giới mới theo hệ thống nào? Trình bày quá trình hình thành trật tự thế giới mới đó ?

1. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường được gọi là hệ thống Véc xai - Oa sinh tơn 

2. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới 

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vec-xai (1919- 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để kí kết hoà ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi…. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thường được gọi là hệ thống Véc xai - Oa sinh tơn.

+ Hệ thống này mang lại nhiều lợi lộc cho nước thắng trận, xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc… Chính vì thế quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời mỏng manh.

+ Nhằm duy trì trật tự thế giới mới Hội Quốc liên- một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập với sự tham gia 44 quốc gia thành viên

Câu 2. Nguyên nhân và hậu quả về kinh tế chính trị, xã  hội của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933) đối với các nước tư bản. Tại sao nói: cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?

- Nguyên nhân:

+ Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận (cung vượt cầu)                                           

+ Sự mất cân bằng về kinh tế trong nội bộ từng nước và sự phát triển không đều giữa các nước tư bản

- Hậu quả:

+ Kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ. SXCN giảm 38%, thương mại giảm 2/3                               

+ Chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.  Tỉ lệ người thất nghiệp cao, 

-Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Các nước như Đức, Italia và Nhật đã tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là sự thiết lập các chế độ độc tài phát xít-n ền chuyên chính khủng bố công khai của các thế lực phản động và hiếu chiến nhất.

-Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng chuyển biến phức tạp. Sự hình thành 2 khối đế quốc đối lập nhau: 1 bên là Mĩ-Anh-Pháp, 1 bên là đức-Italia-Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của 1 cuộc chiến tranh thế giới mới.

Câu 3. Nêu những nét nổi bật của cao trào cách mạng 1918 -1923 ở các nước tư bản Châu Âu :

-  Cao trào mang tính quần chúng rộng lớn.                                                                                    

-  Mục tiêu của cao trào: vừa đòi quyền lợi về mặt kinh tế vừa thể hiện tính tích cực về chính trị.

- Đỉnh cao của cao trào là đi đến thành lập Cộng hòa Xô viết.                                                    

- Thể hiện khát vọng của quần chúng lao động về một xã hội công bằng, dân chủ .              

Bài 12 : NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939)

Câu 1. Nước Đức trong những năm 1929-1939:

1. Khủng hoảng KT và quá trình Đảng quốc xã lên cầm quyền:

- Cuộc khủng hoảng KT thế giới cuối năm 1929 đã giáng một đòn nặng nề làm KT, CT, XH Đức khủng hoảng trầm trọng.

- Để đối phó với cuộc khủng hoảng, giai cấp TS cầm quyền quyết định đưa Hít-le, thủ lĩnh của Đảng xã hôi lên cầm quyền. Đảng cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh song không ngăn cản được quá trình ấy.

- 30-1-1933, Hít-le lên làm thủ tướng, mở ra một thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Đức.

2. Nước Đức trong những năm 1933-1939:

Trong thời kỳ cầm quyền, Hít-le đã thực hiện những chính sách hết sức phản động:

- Về CT: Chính phủ Hít-le công khai đàn áp, truy nã các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng cộng sản Đức, tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima…

- Về KT: Đẩy mạnh việc quân sự hóa nền KT nhằm phục vụ chiến tranh xâm lược. 1938, tổng sản lượng CN tăng 38% so với khủng hoảng và đứng đầu châu Âu về sản lượng thép và điện…

- Về đối ngoại: Chính quyền Hít-le ráo riết đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị chiến tranh, nhất là năm 1935 khi ban hành lệnh tổng động viên, thành lập quân đội thường trực và triển khai các hoạt động xâm lược châu Âu. Tới 1938, Đức đã trở thành một xưởng đúc súng và một trại lính khổng lồ và bắt đầu triển khai các hành động chiến tranh xâm lược…

Nhận xét: Những chính sách của Hít-le là tối phản động, đe dọa tới an ninh và hòa bình thế giới.

Câu 2. Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?

- Có được sự ủng hộ của giai cấp đại TS (có tiềm lực mạnh về KT).

- Sự từ chối hợp tác của Đảng cộng sản.

- Người Đức bất mãn với hệ thống hòa ước Véc-xai Oa-sinh-tơn muốn chiến tranh chia lại thế giới.

- Đức là quê hương của CN quân phiệt.

Bài 13 : NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)

Câu 1. Em hãy nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven. Em có nhận xét gì về những chính sách này?

a.

- Cuối năm 1932 Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới.

+ Về kinh tế: Giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi phát triển kinh tế thông qua các đạo luật (ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp), trong đó, đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất.

 + Về xã hội: nhà nước tăng cường vai trò trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản ở Mĩ.

+ Về đối ngoại: Mĩ đề ra chính sách láng giềng thân thiện, cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

b.

- Nhận xét

   +Tiến bộ

   +Giúp nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng

   +Góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sản xuất, ổn định xã hội

   +Là bài học để các nước khác học tập và noi theo

 

 

 

 

nguon VI OLET