CHỦ ĐỀ 2: KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ

Tiết PPCT
42, 43, 44, 45, 46

Thời lượng
225 phút

Ngày soạn
30/01/2021

Ngày giảng


I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của KLK, KLKT.
- Nêu được một số ứng dụng quan trọng của KLK, KLKT và một số hợp chất của chúng.
- Nêu được phương pháp điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ (điện phân muối halogenua nóng chảy).
- Nêu được tính chất vật lí, hóa học của KLK, KLKT và các hợp chất quan trọng của chúng.
- Giải thích được tính chất hóa học đặc trưng của KLK, KLKT và các hợp chất quan trọng của nó.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của KLK, KLKT và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế KLK, KLKT.
- Nêu được khái niệm về nước cứng, tác hại và các phương pháp làm mềm nước cứng.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung: HS hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và tiếp thu sự góp ý, hỗ trợ của các thành viên trong nhóm; Lập kế hoạch giải quyết các vấn đề được yêu cầu.
2.2. Năng lực hóa học
* Năng lực nhận thức hóa học:
- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất KLK, KLKT.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế KLK, KLKT.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của KLK, KLKT và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế KLK, KLKT.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối KLK, KLKT trong hỗn hợp phản ứng.
* Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
- Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát thực tiễn, tiến hành thí nghiệm, tìm hiểu thông tin... để tìm hiểu các yêu cầu về mục tiêu nhận thức kiến thức ở trên.
* Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng dưới góc độ hóa học
Học sinh biết ứng dụng giải thích hiện tượng thực tiễn.
3. Về phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIếT Bị DạY HọC VÀ HọC LIệU
- Máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút lông, phiếu học tập, Nam châm, Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất:
+ Hóa chất: kim loại Na, K, khí O2, Cl2, nước.
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn
III. TIếN TRÌNH DạY HọC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu
1.1. Mục tiêu:
- Huy động các kiến thức đã học của HS và tao nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.
- Nội dung hoạt động: tìm hiểu vị trí, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lý và ứng dụng của đơn chất kim loại kiềm, kiềm thổ.
1.2. Nội dung: Tìm hiểu về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Đã được GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà)
Đọc thông tin:
Cho các kim loại sau: 3Li; 11Na; 19K; 37Rb; 55Cs; 4Be; 12Mg; 20Ca; 38Sr; 56Ba
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1.
a. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trên (không được sử dụng sách giáo khoa và bảng tuần hoàn các nguyên tố).
b. Xác định vị trí của các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Câu 2. Nghiên cứu bảng 6.1 và 6.2 (SGK trang 106, 113). Một số hằng số vật lí quan trọng và kiểu mạng tinh thể của KLK, KLKT để nhận xét quy luật biến đổi tính chất vật lí của KLK, KLKT và so sánh tính chất vật lí giữa KLK- KLKT cùng chu kì.
Câu 3. Nghiên cứu SGK trình bày ứng dụng, phương pháp điều chế KLK, KLKT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(HS thực hiện ở trên lớp)
Câu 1: Quan sát bề mặt của kim loại Na sau khi cắt và nhận xét về tính cứng của kim loại Na.
Câu 2: Cho 4 nguyên tố 19K ; 21Sc ; 29Cu ; 24Cr. Nguyên
nguon VI OLET