Người soạn: Nguyễn Thị Phương Hiền

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Đỗ Trung Kiên

Ngày soạn: 17/3/2019

GIÁO ÁN SINH HỌC 10

Bài 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

- Dành cho tất cả các đối tượng học sinh:

  • Nêu được khái niệm sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.
  • Tính toán được một số bài tập đơn giản.
  • Trinh bày được các pha của sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục và môi trường nuôi cấy liên tục.
  • Kể tên được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật.

- Dành cho học sinh khá- giỏi:

  • So sánh được nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục.
  • Giải thích được tại sao dạ dày – ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy không liên tục đối với vi sinh vật.
  • Ứng dụng của nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục.

2. Kỹ năng:

- Dành cho tất cả các đối tượng học sinh:

  • Phát huy khả năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
  • Quan sát và nhận biết kiến thức từ hình vẽ, bảng biểu (bảng sách giáo khoa trang 99) và đồ thị.
  • Tính toán xử lí số liệu ở bảng biểu

- Dành cho học sinh khá- giỏi:

  • Kỹ năng so sánh, phân tích và tư duy logic.
  • Vận dụng kiến thức vào trong đời sống (Bổ sung VSV có lợi cho cơ thể,…)

3. Thái độ:

  • Yêu thích môn học.
  • Thấy được sự đa dạng của vi sinh vật trong đời sống.
  • Giải thích được một số hiện tượng thực tế, nâng cao ý thức bảo quản lương thực thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh.

II. Chuẩn bị:

  • Giáo viên: SGK và phiếu học tập (nội dung và đáp án), tài liệu tham khảo (SGK nâng cao, SGK giáo viên).
  • Học sinh: Sách giáo khoa và đọc trước bài ở nhà.

III. Phương pháp dạy học chính:

  • Làm việc nhóm giải quyết vấn đề
  • Trực quan – vấn đáp
  • Thuyết trình – vấn đáp

IV. Tiến trình tổ chức học bài mới:

1. Ổn định lớp:

  • Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Dạy bài mới:

    Đặt vấn đề:

Chương I chúng ta đã học chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật, vậy chúng sinh trưởng và sinh sản như thế nào. Chúng ta sẽ cùng chuyển sang Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

 

    Bài mới

 


Hoạt động giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm sinh trưởng

GV: Nghiên cứu SGK, theo em sinh trưởng của quần thể VSV được hiểu như thế nào? Sự sinh trưởng ở VSV có gì khác so với sự sinh trưởng ở thực vật và động vật?

Hs: trả lời.

GV: Tại sao quá trình sinh trưởng lại xét trên cấp độ cả quần thể?

Hs: VSV có kích thước rất nhỏ, khó quan sát, khó cân đo đong đếm và quan sát sự thay đổi của từng cá thể riêng rẽ.

GV: Nhắc lại: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

GV: Thời gian thế hệ là gì?

Hs: trả lời

GV: Các loài khác nhau có thời gian thế hệ giống nhau hay không?

Hs: Mỗi loài vi sinh vật có thời gian thế hệ riêng, trong cùng một loài với điều kiện nuôi cấy khác nhau cũng thể hiện thời gian thế hệ (g) khác nhau.

GV: yêu cầu HS quan sát bảng trong sách giáo khoa trang 99

Lệnh SGK: VK Ecoli cứ 20 phút lại phân đôi một lần, số tế bào của quần thể sau một thời gian:

1 => 2 =>4 => 8 => 16 => 32 => 64

Biểu diễn theo cấp số nhân

2o=>21 =>22 =>23 =>24 =>25 =>26…2n

GV: Tốc độ sinh trưởng riêng là gì? Tốc độ sinh trưởng riêng cho biết điều gì?

Nhận xét:

- Sau mỗi một thế hệ số tế bào biến đổi như thế nào? (gấp đôi)

I. Khái niệm sinh trưởng

1, Khái niệm

Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

 

 

 

 

 

 

 

 

2, Thời gian thế hệ

- Thời gian thế hệ (g) là thời gian từ khi từ khi một tế bào sinh ra cho đến khi nó phân chia hoặc thời gian số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

- g phụ thuộc vào từng loài và từng điều kiện sống

- g càng nhỏ thì VSV sinh trưởng càng nhanh và ngược lại

 

 

 

 

 

 

3. Tốc độ sinh trưởng riêng

-Là số lần phân chia của tế bào trong một đơn vị thời gian (1h)

-Cho biết sự phân chia của tế bào diễn ra nhanh hay chậm

 

 

 

 


- Nếu như có No tế bào ban đầu, hãy dự đoán công thức tính số tế bào con được tạo ra N sau n thế hệ? (N=No×2n)

Hs: trả lời.

GV: Vậy thời gian thế hệ của VK Ecoli là bao nhiêu?

Hs: g=20 phút

GV: Gọi một em lên bảng làm câu hỏi số 2 SGK trang 99?

Hs: Với No tế bào ban đầu qua 2h=120 phút tạo ra số lượng tế bào con là N

Số lần phân chia của VK là 120 phút

120=26 Vk phân chia 6 lần

Áp dụng công thức ở trên

Số tế bào con tạo ra là:

N=26×105=6400000 (tế bào).

 

GV: Nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức I.

Trong những môi trường nuôi cấy khác nhau. Tốc độ sinh trưởng của chúng cũng khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm sinh trưởng của VSV trong các môi trường đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4, Một số công thức cơ bản:

n= t/g

Trong đó

n: số lần phân chia của tế bào

t: thời gian nuôi cấy VSV

g: thời gian thế hệ

Nt = No× 2n

Trong đó:

  • No: số tế bào ban đầu
  • n: số lần phân chia
  • Nt: số tế bào tạo ra trong thời gian t
  • t: thời gian tế bào phân chia

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật


 

GV: Nghiên cứa SGK, theo em thế nào là nuôi cấy không liên tục?

Hs: trả lời.

GV: Nhận xét và bổ sung.

 

GV: Quan sát hình 25 SGK, nhận xét về sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục?

Hs: Trả lời

GV: Để tìm hiểu kĩ hơn về các pha này chúng ta sẽ cùng hoàn thành bảng sau:

 

Pha

Đặc điểm

Nguyên  nhân

Pha tiềm phát

 

 

Pha lũy thừa

 

 

Pha cân bằng

 

 

Pha suy vong

 

 

 

Yêu cầu: nghiên cứu tổng hợp thông tin SGK, chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành phiếu học tập trong vòng 3 phút. Mỗi nhóm hoàn thành một pha sau 3 phút gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung

Hs: Thảo luận

GV: Nhận xét và bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

1, Nuôi cấy không kiên tục.

+ Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

 

+ Trong quá trình nuôi cấy không liên tục, quần thể VSV sinh trưởng theo 4 pha:

Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng, pha suy vong.

 

Pha

Đặc điểm

Nguyên nhân

Pha tiềm phát

Số lượng tế bào chưa tăng

VK thích nghi với môi trường, enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất

Pha lũy thừa

Số lượng tế bào tăng lên rất nhanh

Quá trình TĐC diễn ra mạnh mẽ, tốc độ sinh trưởng đạt cực đại

Pha cân bằng

Sô lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian

Số lượng tế bào sinh ra = sô lượng tế bào chết đi

Pha suy vong

Số lượng tế bào sống trong quần thể giảm dần

Do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy


 

GV: Đặt câu hỏi:

- Để thu được sinh khối lớn nhất ta nên dừng lại ở pha nào?

- Vì sao ở pha tiềm phát VK tổng hợp mạnh mẽ protein và AND?

- Để không xảy ra pha suy vong thì chúng ta cần phải làm gì?

Hs: trả lời

-         Thời điểm cuối pha lũy thừa và đầu pha cân bằng.

-         Vk phải thích nghi với môi trường mới nên chúng cần tổng hợp mạnh mẽ AND và enzim chuẩn bị cho sự phân bào.

-         Cần bổ sung chất dinh dưỡng liên tục và lấy đi các chất độc hại.

GV: Hỏi câu 3 SGK – 101: Vì sao, trong nuôi cấy không liên tục, VSV tự phân hủy ở pha suy vong?

Hs: Trả lời

GV: Nhận xét vậy để tránh tình trạng này chúng ta cần phải làm gì. Chuyển sang tìm hiểu 2, Nuôi cấy liên tục

GV: Thế nào là môi trường nuôi cấy liên tục? Nó có đặc điểm gì nổi bật?

Hs: trả lời

GV: Nhận xét

 

GV: Nêu những ứng dụng của nuôi cấy liên tục?

Hs: trả lời

GV: Nhận xét và bổ sung

GV: Tại sao nói dạ dày – ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật?

Hs:

+ Trong dạ dày người là môi trường nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật là

 

 

ngày càng nhiều, già chết đi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2, Nuôi cấy liên tục

+ Là hình thức nuôi cấy trong đó có sự thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải, chất độc hại để duy trì sự ổn định của môi trường.

+ Ứng dụng: Sản xuất sinh khối để thu nhận protein đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như là: axit amin, enzim, kháng sinh, …


vì trong môi trường đó thì chất dinh dưỡng đựoc cung cấp 1 cách liên tục, đồng thời các chất độc hại cũng được thải ra ngoài và lọc bớt, …

GV: Nhận xét và chốt kiến thức

 

 

4. Củng cố

Câu 1: Nguyên nhân nào khiến quần thể vi sinh vật chuyển từ pha cần bằng sang pha suy vong trong nuôi cấy không liên tục?

  1. Chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, nồng độ ôxi giảm
  2. Chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, nồng độ ôxi giảm, pH thay đổi, các chất độc hại được tích lũy
  3. Nồng độ ôxi giảm, pH thay đổi
  4. Các chất độc hại được tích lũy, chất đinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng khi nói về nuôi cấy liên tục?

  1. Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật môi trường luôn được bổ sung chất dinh dưỡng.
  2. Không xảy ra pha suy vong.
  3. Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật luôn luôn ở pha suy vong.
  4. Môi trường nuôi cấy luôn ổn định.

Câu 3: Trình bày những điểm khác nhau của môi trường nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục?

5. Dặn dò

  • Đọc phần ghi nhớ và em có biết sách giáo khoa trang 101
  • Hoàn thiện câu hỏi cuối bài
  • Đọc trước bài tiếp theo
nguon VI OLET