Trường: THCS Nguyễn Trãi Họ và tên giáo viên:
Tổ:Sử -Địa GDCD Trần Thị Thương
Ngày:18/4/2021

TÊN BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
(Bài 24+bài 25)
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Đánh giá được độ muối của nước biển và đại dương. Giải thích nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau.
- Biết được độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau.
- Trình bày được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương là sóng, thủy triều và dòng biển. Biết được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều và dòng biển.
- Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. Biết được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng.
2. Về năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được ảnh hưởng của sóng, thủy triều, dòng biển đến cuộc sống của con người.
* Năng lực địa lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Sử dụng bản đồ “Các dòng biển trong đại dương thế giới” để kể tên một số dòng biển lớn và hướng chảy của chúng: dòng biển Gơn- xtrim, Cư-rô-si-ô, Pê-ru, Ben-ghê-la.
+ Nhận biết hiện tượng sóng biển và thủy triều qua tranh ảnh.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: quan sát, phân tích hình ảnh để tìm hiểu sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương. Phân tích được tác động tích cực và tiêu cực của thủy triều đối với cuộc sống. Phân tích được ảnh hưởng của các dòng biển đến khí hậu vùng ven bờ nơi chúng chảy qua.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ với đặc đểm vùng biển VN, vấn đề bảo vệ môi trường vfa chủ quyền biển đảo.

3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực chủ động trong các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ môi trường và chủ quyền biển đảo quê hương.
- Nhân ái: thông cảm, chia sẻ với những vùng chịu ảnh hưởng của bão, sóng thần.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bài giảng trình chiếu
- Tranh ảnh, lược đồ, bảng số liệu độ muối các biển trên thế giới.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
- Vẽ tranh với chủ đề “BIỂN QUÊ HƯƠNG”
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
1. Hoạt động: Mở đầu (5 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới bằng một tính huống có vấn đề.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV đưa ra tình huống của bài học Cho HS nghe bài hát “ BÉ YÊU BIỂN LẮM”


Các em hãy mô tả những điều em biết về biển?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: HS trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: GV dẫn dắt vào chủ đề, giới thiệu nội dung chủ đề.
CHỦ ĐỀ: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
TIẾT 1
Độ muối của nước biển và đại dương
Sự vận động của nước biển và đại dương
TIẾT 2
3. Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương
- Luyện tập
- Vận dụng
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu độ muối của nước biển và đại dương (15 phút)
a) Mục đích:
- Đánh giá được độ muối của nước biển và đại dương. Giải thích nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau.
b) Nội dung:
1. Độ muối của nước biển và đại dương
- Độ muối trong các biển và đại dương không giống nhau, trung bình 35‰
nguon VI OLET