SỞ GD – ĐT BÌNH DƯƠNG

PHÒNG GD – ĐT DẦU TIẾNG

   TRƯỜNG TH ĐỊNH HIỆP

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Ngày 04 tháng 03 năm 2010

 

MÔN MĨ THUẬT

 

Bài 25: Vẽ trang trí

VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT

 

I.MỤC TIÊU:

- Biết thêm về hoạ tiết trang trí

- Biết cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật

- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật

- (Hs khá giỏi: vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp )

II.  CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

-         Máy chiếu

Học sinh:

-         Đồ dùng học vẽ: bút chì, màu, giấy vẽ…

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

  1. Ổn định:
  2. KTBC: Hát đầu giờ.

-         Kiểm tra dụng cụ học vẽ của học sinh.

  1. Bài mới:
  1. Giới thiệu bài:

-         Yêu cầu học sinh tìm ra bài vẽ đẹp của các chú Ong :

-         Kể tên một số đồ vật trong gia đình hình chữ nhật?

-         Những hình nào trang trí giống với trang trí hình chữ nhật?

-         Dùng hoạ tiết gì để trang trí?

 

  1. Bài mới:

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát- nhận xét:

+ Yêu cầu học sinh quan sát một số hình chữ nhật đã trang trí:

 

-         Hoạ tiết chính và hoạ tiết phụ được vẽ như thế nào?

-         Màu sắc của các hoạ tiết sắp xếp ra sao?

 

 

 

 

(Hs quan sát tranh và trả lời theo dự kiến).

-         Bài vẽ của….đẹp vì đã trang trí hoàn chỉnh

-         Thảm, khăn bàn, khăn tay…

 

-         Hình vuông, hình tròn

 

-         Hoa lá, các con vật cách điệu, các hình kỉ hà…

-         Hoạ tiết chính to vẽ ở giữa

-         Hoạ tiết phụ vẽ ở xung quanh và ở 4 góc


 

+ Yêu cầu học sinh quan sát bài thực hành.

-         Em có nhận xét gì về bài vẽ trên?

-         Hoạ tiết chính ở hình chữ nhật là hình gì?

-         Bông hoa có bao nhiêu cánh và được vẽ như thế nào?

-         Hoạ tiết ở 4 góc có dạng hình gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ:

+ Yêu cầu quan sát hình minh hoạ:

- Em có thể vẽ thêm gì vào hình trên ?

-         Xác định trục của hoạ tiết

-         Vẽ phác hình bằng bút chì

-         Sửa chữa cho hoạ tiết cân đối và giống nhau

-         Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ giống màu.

-         Vẽ như cách trang trí hình vuông

+ Giáo viên nhắc lại các bước vẽ:

+ Yêu cầu học sinh xem một số bài của học sinh năm trước

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành.

-         Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào vở tập vẽ.

  • Lưu ý: Vẽ hoạ tiết cho đều ( dựa vào trục để vẽ)
  • Vẽ màu theo ý thích không vẽ theo các bạn xung quanh, không dùng quá nhiều màu để vẽ.
  • Các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt.
  • Không vẽ màu ra ngoài hoạ tiết.
  • Nên vẽ màu kín hình.

* ( Giáo viên quan sát, giúp đỡ một số học sinh yếu.)

-          

-         Các hoạ tiết và màu sắc sắp xếp đối xứng qua trục ( trục dọc, trục ngang, trục chéo)

 

- Bài trang trí chưa vẽ xong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-         Hoạ tiết chính ở giữa là hình bông hoa

-         Bông hoa có 8 cánh vẽ thành 2 lớp, 4 cánh lớp trên và 4 cánh lớp dưới

-         Hoạ tiết ở 4 góc có dạng hình tam giác

 

 

- Vẽ thêm hoa ở giữa và ở bốn góc

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh nhận xét

 

 

 

Cả lớp thực hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá:

Giáo viên và học sinh cùng nhận xét đánh giá :

-         Hoạ tiết có cân đối không?

-         Cách tô màu có phù hợp không?

-         Bài nào tốt, bài nào chưa tốt, tại sao?

 ( nếu còn thời gian cho hs chơi trò chơi “ tìm hoạ tiết phù hợp nhất” )

4. Củng cố:

* Học sinh nhắc lại tựa bài.

Liên hệ - Giáo dục:

Qua bài học giúp các em luyện đôi tay khéo léo. Biết vận dụng trang trí vào góc học tập, trang trí một số đồ dùng cá nhân…

Sau đó nhận xét chung tiết học, khen ngợi hs có bài vẽ đẹp.

5.Dặn dò:

Quan sát con vật quen thuộc.

Chuẩn bị đồ dùng học vẽ cho tiết sau

 

 

 

 

 

 

 

Học sinh đính thẻ tín nhiệm vào bài mà mình thích. ( bài nào được nhiều thẻ sẽ được thưởng một món quà)


 

 

Ngày soạn 02  tháng 03 năm 2010

Người soạn: DƯƠNG THỊ HÀ

Đơn vị: Tiểu học Định Hiệp – Dầu Tiếng – Bình Dương

 

nguon VI OLET