Thực tập sinh giảng dạy: Mai Thị Loan
Lớp dạy: 11A2

Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Thanh
Ngày dạy: 01/02/2021

Ngày soạn: 30/01/2021


BÀI 25: TỰ CẢM
Mục tiêu
Kiến thức
Định nghĩa từ thông riêng: Một mạch kín (C) có dòng điện i. Dòng điện i gây ra một từ trường, từ trường này gây ra một từ thông (C) gọi là từ thông riêng của mạch: Փ= 𝐿𝑖
Trong đó: L là độ tự cảm ( phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của mạch kín): đơn vị Henry (H)
Công thức tính độ tự cảm của ống dây hình trụ: 𝐿=4𝜋
10−7
𝑁
2
𝑙
𝑆
Trong đó: l là chiều dài dây, S là tiết diện, N là số vòng dây)
Định nghĩa hiện tượng tự cảm: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch
Giải thích được hoạt động tự cảm lúc đóng và ngắt mạch
Khi đóng khóa K, dòng điện qua ống dây và đèn 2 tăng lên đột ngột, khi đó trong ống dây xuất hiện suất điện động tự cảm có tác dụng cản trở sự tăng của dòng điện qua L. Do đó, dòng điện qua L và đèn 2 tăng lên từ từ.
Khi ngắt khóa K, dòng điện iL giảm đột ngột xuống 0. Trong ống dây xuất hiện dòng điện cảm ứng cùng chiều với iL ban đầu, dòng điện này chạy qua đèn Neon làm đèn Neon bừng sáng trước khi tắt.
Công thức tính suất điện động tự cảm: Suất điện động cảm ứng trong mạch xuất hiện do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm. Biểu thức suất điện động tự cảm:

𝑒
𝑡𝑐=−𝐿
Δ𝑖
Δ𝑡

Công thức tính năng lượng của ống dây tự cảm
𝑊
1
2
𝐿
𝑖
2

Kỹ năng
Tính được độ tự cảm của một ống dây hình trụ
Giải thích được hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm
Tính được suất điện động tự cảm khi từ thông biến thiên hoặc khi dòng điện qua cuộn dây có cường độ biến đổi theo thời gian.
Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tự cảm
Thái độ
Hào hứng học tập, tìm hiều các hiện tượng tự cảm và các hiện tượng liên quan
Có tác phong của nhà khoa học
Năng lực
Năng lực tự học: đọc và nghiên cứu tài liệu
Năng lực nêu vấn đề, giải quyết vấn đề: tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng tự cảm.
Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi, thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm
Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin
Thiết bị dạy học
Giáo viên. Các thí nghiệm về hiện tượng tự cảm
Học sinh. SGK, vở ghi, giấy nháp
Nghiên cứu, xem lại hiện tượng cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng.
Tiến trình dạy học
Hướng dẫn chung
Các hoạt động và thời gian dự kiến
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến

Mở đầu
Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ:
Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì? Viết biểu thức của suất điện động cảm ứng?
Phát biểu và viết biểu thức định luật Lenxo? Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong trường hợp sau:
/
 phút

Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu về từ thông riêng của một mạch kín
phút


Hoạt động 3
Tìm hiểu về hiện tượng tự cảm
phút


Hoạt động 4
Tìm hiểu về suất điện động tự cảm
 phút

Luyện tập
Hoạt động 5
Vận dụng kiến thức vừa học để làm một số câu trắc nghiệm
phút


Các hoạt động chi tiết
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì? Viết biểu thức của suất điện động cảm ứng?
Phát biểu và viết biểu thức định luật Lenxo? Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong trường hợp sau:
/
Hoạt động 2: Tìm hiểu về từ thông riêng của một mạch kín
Mục đích
Tìm hiểu về khái niệm từ thông riêng của mạch kín
Tìm hiểu độ tự cảm của ống dây hình trụ
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

Giả sử có một mạch kín (C) và dòng điện chạy trong mạch kín gây ra từ trường. Từ trường này gây ra từ thông ( qua mạch đó. Từ thông tỉ lệ với cường độ i.
(= 𝐿𝑖
Trong đó L là hệ số tỉ lệ gọi
nguon VI OLET