Tuần 23,24 Ngày soạn: 20/2/2021
Tiết 41, 42 Ngày dạy: 24/2; 3/3/2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Việc phân hóa trong triều đình Huế từ sau Hiệp ước 1884: phe chủ chiến, phe chủ hòa.
- Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến (1885). Hiểu được khái niệm “Phong trào Cần vương”, biết được hai giai đoạn phát triển của phong trào này.
Giúp Học sinh nắm những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương (thời gian, người lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa). Đặc biệt là khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896).
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
3. Phẩm chất
- Yêu nước, đoàn kết, chăm chỉ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học, video, thẻ học tập, trò chơi.
2. Đối với học sinh
Hoàn thành nhiệm vụ được giao theo nhóm (Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến chủ đề; vở ghi,…)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu
Tạo tình huống mâu thuẫn giữa hiểu biết đã có của HS về phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX.
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi.
- Nhận diện được sự kiện lịch sử.
c. Sản phẩm học tập
Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d. Tổ chức hoạt động
- GV chiếu hình ảnh để học sinh rút ra nội dung chính của tiết học










- GV chiếu hình ảnh để học sinh rút ra nội dung chính của tiết học
- Qua hình ảnh trên nói về lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nào? Em có biết gì về họ?
B. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu
- Việc phân hóa trong triều đình Huế từ sau Hiệp ước 1884: phe chủ chiến, phe chủ hòa.
- Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến (1885). Hiểu được khái niệm “Phong trào Cần vương”, biết được hai giai đoạn phát triển của phong trào này.
Giúp Học sinh nắm những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương (thời gian, người lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa). Đặc biệt là khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896).
b. Nội dung hoạt động
Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c. Sản phẩm học tập
I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”.
1. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885
- Sau hiệp ước 1884 phe chủ chiến vẫn nuôi hy vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp.
- Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu.
- Rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ. Nhờ có ưu thế về vũ khí, quân Pháp phản công và chiếm kinh thành Huế.
2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13/7/1885, nhà vua ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Phong trào diễn ra sôi nổi từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX.
- Giai đoạn I (1885 - 1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
- Giai đoạn II (1888 - 1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1895)
- Địa bàn: huyện Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh) sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác
- Lãnh đạo là
nguon VI OLET