GVHD: Cô Đào Thị Kim Nguyên                           Giáo án Tự nhiên và xã hội 1

 

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Tuần            :       27

Bài  27         :    CON MÈO

Ngày soạn   :    12/03/2016

Ngày giảng  :    17/03/2016     

Người giảng : GSTT Nguyễn Thị Mỹ Trinh                                                                                    

GVHD          :   Cô Đào Thị Kim Nguyên

I. Mục tiêu : Giúp HS :

- Chỉ và nói được tên các bộ phận bên ngoài của con mèo

- Tả được con mèo ( lông, móng, vuốt, ria,…)

- Biết được ích lợi của việc nuôi mèo.

- Tự chăm sóc mèo

II. Chuẩn bị

- Tranh ảnh về con mèo

III. Phương pháp dạy học

- Phương pháp bàn tay nặng bột

- Phương pháp quan sát, thảo luận, hỏi đáp.

IV. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức ( 1 phút)

- Giới thiệu GV dự giờ

- Kiểm tra dụng cụ

2. Kiểm tra bài cũ ( 2 phút)

- Hôm trước chúng ta đã được học bài gì?

- GV yêu cầu HS nhắc lại tên các bộ phận bên ngoài của con gà?

- GV: Nêu lợi ích của việc nuôi gà?

 

- GV nhận xét, tuyên dương

3. Bài mới ( 28 phút)

a) Giới thiệu bài (Không nêu tên đề bài)

( 2 phút)

- Cho HS hát bài: Rửa mặt như mèo

- GV: Bài hát vừa rồi nhắc đến con vật gì?

- Các em đã từng nhìn thấy con mèo chưa? - Nhà em có nuôi mèo không?

- Em thấy mèo có lông màu gì?

 

 

- Vậy các em có muốn biết bên ngoài con mèo gồm những bộ phận nào không?

- Để biết được điều đó thì cô cùng các em đi vào hoạt động 1: thảo luận, quan sát

b) Hoạt động 1: Thảo luận, quan sát

 ( 15 phút)

Mục tiêu: Giúp HS :

- Chỉ và nêu được tên các bộ phận chính bên ngoài của con mèo: Đầu, mình, đuôi và 4 chân.

- HS mô tả được con mèo ( lông, móng, vuốt, ria)

Bước 1: Nêu vấn đề:

- Cho HS thảo luận theo cặp: Nêu các bộ phận bên ngoài của con mèo ( 3 phút)

Bước 2: Học sinh bộc lộ quan điểm ban đầu

- Cho HS nêu kết quả thảo luận

- GV ghi ý kiến của từng HS lên bảng ( 8 ý kiến)

Bước 3: Đề xuất câu hỏi

- GV: Trên đây là một số ý kiến của các bạn, vậy các em có thắc mắc gì muốn hỏi cô không?

Bước 4: Nêu phương án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm

- GV: Để giải đáp thắc mắc của các em thì chúng ta phải tiến hành quan sát. Cô có hai phương án để các em lựa chọn: quan sát tranh trong SGK, quan sát con mèo thật.

- Yêu cầu HS mở sách trang 54, quan sát tranh 1 và chỉ tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.

- Yêu cầu HS nêu kết quả quan sát được

- GV gắn ảnh chụp con mèo lên bảng lớp

- Cho HS lên bảng chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của con mèo ( 2-3HS)

- Cho HS nhận xét

- GV so sánh với quan niệm ban đầu

Bước 5: Kết luận

- Các bộ phận bên ngoài của con mèo là: Đầu, mình, đuôi và 4 chân

- Cho HS nhắc lại nhiều lần ( 5-7 HS, cả lớp)

- GV: Chúng ta vừa tìm hiểu về loài vật gì?

- GV: Vậy em nào có thể đặt tên cho bài học hôm nay?

- GV ghi đề bài lên bảng: Con Mèo

- GV: Các em vừa được biết các bộ phận bên ngoài của con mèo, vậy để biết được việc nuôi mèo có lợi ích gì và ta cần chăm sóc mèo ra sao? Thì cô mời các em bước qua hoạt động 2 thảo luận.

- GV ghi

c) Hoạt động 2: Thảo luận ( 6 phút)

Mục tiêu:

- Biết được lợi ích của việc nuôi mèo và biết cách chăm sóc mèo.

Cách tiến hành: GV hỏi:

- Em nuôi mèo để làm gì?

- Vậy việc nuôi mèo có lợi hay có hại?

- GV: Đúng rồi.

- GV: Vào ban đêm thì các em thấy mắt mèo như thế nào?

- GV: Đúng rồi, mắt mèo to, tròn và rất sáng có thể nhìn thấy mọi vật vào ban đêm.

- GV: Các em biết mèo đánh hơi bằng gì không?

- GV: Rất giỏi

- GV: Vậy tai mèo dùng để làm gì?

 

- GV: Rất chính xác

- GV: Mèo di chuyển bằng gì?

 

- GV: Mèo có 4 chân dùng để di chuyển, dưới chân mèo có một lớp da dày và rất mềm nên khi mèo di chuyển thì không phát ra tiếng động.

- GV: Mèo có thể trèo cây được không?

- GV: Vì sao mèo lại trèo cây được? ( Nhờ bộ phận nào?)

- GV: 4 chân của mèo đều có móng vuốt nên giúp mèo vồ mồi và trèo cây rất giỏi.

-GV: Vì mèo là một loài vật rất lanh lợi, lại có các bộ phận đặc biệt như vậy nên giúp mèo dễ dàng di chuyển và bắt chuột

- GV: Chúng ta đã biết nuôi mèo có nhiều lợi ích như vậy thì chúng ta có cần phải chăm sóc mèo không?

- GV: Vậy các em đã chăm sóc mèo như thế nào?

 

- GV: Rất giỏi, nếu mèo tức giận thì chuyện gì sẽ xảy ra?

- GV: Khi mèo có những biểu hiện khác lạ hoặc nếu bị mèo cắn  em sẽ làm gì?

 

d) Trò chơi : Tiếp sức nhận biết các hoạt động của con mèo. ( 5 phút)

- GV phổ biến cách chơi:

- GV chia lớp thành 2 đội ( Mỗi đội cử ra 4 người chơi):

   + 4 người chơi sẽ tiếp sức nhau gắn các thẻ chữ tương ứng với các hoạt động của con mèo: Nằm ngủ, rình con mồi, trèo cây, tức giận.

    + Đội nào hoàn thành sớm nhất và có kết quả chính xác nhất sẽ là đội chiến thắng.

- Cho HS bắt đầu chơi

- Nhận xét, khen thưởng

4. Củng cố, nhận xét ( 2 phút)

- Hôm nay, các em đã họ bài gì?

- Em hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo?

- Nhận xét tiết học

- Tuyên dương các HS hăng hái xây dựng bài

5. Dặn dò ( 1 phút)

- Yêu cầu HS về nhà học bài

- GD HS biết bảo vệ loài mèo và thường xuyên chăm sóc chúng.

- Dặn HS xem trước bài mới

 

 

 

 

 

- HS trả lời:  con Gà

- HS nhắc lại: Đầu, cổ, mình, đuôi, chân

- HS nêu: lấy thịt, lấy trứng, đồng hồ báo thức.

 

 

 

 

- HS hát

- HS trả lời: Con mèo

- HS trả lời

- HS trả lời: có

- HS trả lời: mèo có long màu trắng, đen, xám, vàng, đốm trắng đen, đốm trắng vàng,…

- HS trả lời

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo yêu cầu

 

 

 

 

- HS lần lượt nêu ( 8 HS)

 

 

 

- HS đặt câu hỏi thắc mắc ( 5- 7 HS)

 

 

 

 

- HS tự chọn một phương án để quan sát

 

 

 

 

- HS nêu kết quả (2- 3HS)

 

- HS thực hiện

 

 

- HS theo dõi

 

- HS lắng nghe

 

- HS nhắc lại

 

- HS trả lời: con Mèo

- 2-3 HS đặt tên

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Bắt chuột

- HS trả lời: có lợi

 

- HS trả lời: Vào ban đêm mắt mèo có màu xanh và rất sáng.

- HS lắng nghe

 

 

- HS trả lời: Đánh hơi bằng mũi

 

 

- HS trả lời: tai mèo dùng để nghe tiếng động

 

- HS trả lời: mèo di chuyển bằng 4 chân

- HS lắng nghe

 

 

 

- HS trả lời: Có

- HS trả lời: Nhờ móng vuốt

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

- HS trả lời: có

 

 

- HS trả lời: Hằng ngày cho mèo ăn, chơi đùa với mèo, không trêu chọc làm cho mèo tức giận.

- HS trả lời: Sẽ bị mèo cào, cấu và có thể là cắn.

- HS trả lời: Sẽ nhốt mèo lại, nhờ bác sĩ thú y theo dõi và phải tiêm phòng dại khi bị mèo cắn.

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS bắt đầu chơi, cả lớp cổ vũ

- HS tán thưởng

 

- HS trả lời: con Mèo

- HS trả lời: Mèo có các bộ phận bên ngoài: Đầu, mình, đuôi và 4 chân.

- HS lắng nghe

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

Giáo sinh: Nguyễn Thị Mỹ Trinh   Trang 1

 

nguon VI OLET