Tuần 27
Ngày soạn:

Tiết CTDH: 54
Ngày dạy:


BÀI 27: HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

I. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng này.
- Viết và giải thích được ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần.
- Mô tả được sự truyền ánh sáng trong cáp quang và nêu được ví dụ ứng dụng về cáp quang.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần trong bài toán.
- Giải thích được các hiện tượng quang học liên quan.
3. Thái độ
- Tự lực, tự giác học tập, tham gia xây dựng kiến thức.
- Yêu thích khoa học, tác phong của nhà khoa học.
Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học tự chủ
+ Năng lực hợp tác và giao tiếp
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ và thuyết trình
+ Năng lực tư duy toán học
+ Năng lực sử dụng CNTT
+ Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí
+ Năng lực thực hành thí nghiệm vật lí
+ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn vật lí
+ Năng lực tính toán vật lí
+ Năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tế cuộc sống

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học:
+ Máy chiếu
+ Dụng cụ thí nghiệm: Nguồn sáng (nguồn laze), khối thủy tinh hình bán trụ,
thước đo độ (có dạng hình tròn).
+ Sợi cáp quang
- Học liệu: Giáo án Power point, video, thí nghiệm ảo, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn lại kiến thức về sự truyền thẳng, khúc xạ, phản xạ ánh sáng.
- Chuẩn bị tư liệu và bài thuyết trình về nội dung được giáo viên phân công chuẩn bị.
- Bảng phụ.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao

Phản xạ toàn phần
-Đặc điểm về đường truyền tia sáng khi truyền sáng khi truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và ngược lại.
-Hiện tượng phản xạ toàn phần và điều kiện xảy ra.
-Cấu tạo và công dụng của cáp quang.
-Lí do hiện tượng phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi tia sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sáng môi trường chiết quang kém.
-Quá trình truyền sáng trong cáp quang
-Phân biệt được phản xạ toàn phần và phản xạ một phần.
-Vẽ đươc đường đi của tia sáng trong các trường hợp
-Giải thích được hiện tượng xảy ra khi ánh sáng truyền trong lăng kính phản xạ toàn phần, trong hiện tượng ảo tượng…
- Tính được góc igh, phân tích và giải được các bài toán có liên quan đến hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Nhận ra được vai trò của hiện tượng phản xạ toàn phần đối với con người, khoa học và đời sống.



III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Ổn định lớp
Kiểm tra bãi cũ
Bài toán 1: Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và một khối nhựa có chiết suất n = 1,5. Tính góc khúc xạ của tia sáng đơn sắc khi vào bản nhựa trong 3 trường hợp:
Góc tới bằng 300
Góc tới bằng 450.
Góc tới bằng 600.
Vẽ hình cho các trường hợp.
Bài toán 2: Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ một khối nhựa có chiết suất n = 1,5 tới mặt phân cách giữa khối nhựa và không khí. Tính góc khúc xạ của tia sáng đơn sắc khi đi ra ngoài không khí trong 3 trường hợp:
Góc tới bằng 300
Góc tới bằng 420.
Góc tới bằng 450.
Vẽ hình cho các trường hợp.

A. KHỞI ĐỘNG (Kết hợp kiểm tra bài cũ)
HOẠT ĐỘNG 1. Nêu vấn đề về hiện tượng phản xạ toàn phần
1. Mục tiêu: Ôn tập kiến thức cũ, làm nảy sinh tình huống có vấn đề cần giải quyết để tìm hiểu kiến thức bài mới.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đọc hiểu, vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp chuẩn bị và trả lời câu
nguon VI OLET