ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
(((
BÀI TẬP SỐ 2
HỌC PHẦN: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
LỚP: QLGD K42




TÊN BÀI TẬP:
SINH HỌC 9 THCS
BÀI 28: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI
BÀI 29: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
BÀI 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI
KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 9
CHỦ ĐỀ: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI
TÍNH TRẠNG Ở NGƯỜI
BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
DI TRUYỀN HỌC VỚI HÔN NHÂN

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
Học viên thực hiện : Coor Viếu




Đà Nẵng, ngày 30tháng 05năm 2021

MÔN: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC


+ LINK HƯỚNG DẪN HS:
://youtu.be/

+ LINK FORM ĐỂ HS KHẢO SÁT SAU LÀM BT
https://.ly/
 
 

PHU- HD BT CHUYEN DE LUC MA SAT (T4.21)BÀI TẬP SỐ 2

I. BẢNG NĂNG LỰC THÀNH TỐ VÀ CÁC CHỈ SỐ HÀNH VI BIỂU HIỆN NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Bảng 1: Bảng biểu hiện cụ thể của năng lực khoa học tự nhiên
(Chương trình giáo dục phổ thông môn khoa học tự nhiên THCS theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Năng lực thành phần
Biểu hiện

Nhận thức khoa học tự nhiên
[KHTN.1]


Trình bày, giải thích được những kiến thức cốt lõi về thành phần cấu trúc, sự đa tính hệ thống, quy luật vận động, tương tác và biến đổi của thế giới tự nhiên. Các biểu hiện cụ thể:
-[KHTN.1.1]Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên
-[KHTN.1.2]Trình bày được các sự vật, hiện tượng; vai trò của các sự vật, hiện tượng và các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ,….
-[KHTN.1.3]So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau
-[KHTN.1.4]Phân tích được các đặc điểm của một sự vật, hiện tượng, quá trình của tự nhiên theo logic nhất định.
-[KHTN.1.5]Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.
-[KHTN.1.6]Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng (quan hệ nguyên nhân - kết quả, cấu tạo - chức năng, ...).
-[KHTN.1.7]Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.


Tìm hiểu tự nhiên
[KHTN.2]







Thực hiện được một số kĩ năng cơ bản để tìm hiểu, giải thích sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống. Chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học. Các biểu hiện cụ thể:
- [KHTN.2.1]Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề:
+ Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề.
+ Phân tích bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức và kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.
- [KHTN.2.2]Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết
+ Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán.
+ Xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.
- [KHTN.2.3]Lập kế hoạch thực hiện
+ Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu
+ Lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tư liệu, ...).
+ Lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.
- [KHTN.2.4]Thực hiện kế hoạch
+ Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra.
+ Đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản.
+ So sánh kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết.
- [KHTN.2.5]Viết, trình bày báo cáo và thảo luận
nguon VI OLET