Tiết 48, 49, 50, 51 Ngày soạn: 09/4/2021

CHỦ ĐỀ
NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.
- Hiểu được mục đích, phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
- Biết được những nét chính của sự biến đổi cơ cấu của xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa.
- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc.
- Trình bày đước phong trào / hoạt động yêu nước đầu thế kỷ XX.
2. Năng lực
- Năng lực chung: tự học,hợp tác,giải quyết vấn đề, giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện lại sự kiện khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam.
- Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác kênh hình, tư liệu.sử dụng sơ đồ… Phân tích, so sánh, liên hệ thực tiễn…
3. Phẩm chất
- Yêu nước, đoàn kết, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, tranh ảnh trong SGK.
- Các tư liệu về cuộc khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914), phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX.
- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.
2. Đối với học sinh
- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK, sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.
- Sưu tầm tài liệu có liên quan đến cuộc khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914), tranh ảnh các nhà yêu nước đầu thế kỷ XX.
- Tập thuyết trình trước lớp
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH

Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
Trình bày được, thời gian, mục đích, nội dung, cách tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam
Giải thích được mục đích thực dân Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Vẽ được sơ đồ tổ chức bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương
Đánh giá tác hại của chính sách khai thác của thực dân Pháp đối với kinh tế Việt Nam như thế nào

Những chuyển biến về kinh tế xã hội
Trình bày được sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác.

Lý giải được sự chuyển biến của xã hội Việt Nam do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam
Phân tích được địa vị xã hội, thái độ chính trị cuả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX.
Đánh giá được tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với nền kinh tế việt Nam


Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
Nêu được thời gian, mục đích, hình thức hoạt động của phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Nêu được những nét chính về hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
 Giải thích được vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới ?
So sánh được sự khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX về mục đích, thành phần lãnh đạo, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh.
Nhận xét được con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó.


IV. HỆ THỐNG CÂU HỎI
* Câu hỏi nhận biết
1. Nêu chính sách khai thác của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính ?
2. Nêu những chính sách văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam ?
3. Nêu tên các giai cấp tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị ?
4. Nêu vài nét về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành ?
* Câu hỏi thông hiểu
1. Bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam được tổ chức
nguon VI OLET