Ngày soạn: 15/4/2020
Ngày giảng:
CHỦ ĐỀ:
NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918
-------(3 TIẾT)------
Từ tiết: 48,49,50
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.
- Hiểu được mục đích, phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
- Biết được những nét chính của sự biến đổi cơ cấu của xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa .
- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc
- Trình bày đước phong trào / hoạt động yêu nước đầu thế kỷ xx
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
+ Có năng lực tự học, tự hoàn thiện qua việc ý thức đọc và tìm hiểu bài trước khi đến lớp; thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao ở nhà trước và sau giờ học trên cơ sở nhận ra và điều chỉnh những sai sót của bản thân sau khi được GV và HS góp ý. Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc đểcó hành vi phù hợp trong học tập vàđời sống.
+ Có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến bài học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; hình thành và triển khai ý tưởng mới qua việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+ Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác: biết cách trao đổi thông tin và hợp tác với các thành viên trong nhóm, lớp và giáo viên. Thông qua các hoạt động nhóm giúp học sinh phát huy được năng lực giao tiếp cũng như trình bày quan điểm cá nhân.
* Năng lực đặc thù
- Năng lực lịch sử:
+ Bước đầu nhận diện và phân biệt được: các loại hình tư liệu lịch sử, các dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử, giá trị của tư liệu lịch sử trong việc tái hiện và nghiên cứu lịch sử.
+ Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong các bài học lịch sử.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Mô tả và bước đầu trình bày được những nét chính của các sự kiện lịch sử cơ bản với các yếu tố chính về thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả; diễn biến các trận đánh và cuộc chiến trên lược đồ, bản đồ lịch sử.
+ Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; giải thích được kết quả của sự kiện, diễn biến chính của lịch sử.
+ Phân tích được những tác động của bối cảnh không gian, thời gian đến các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.
+ Bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, mối quan hệ tác động qua lại của các sự kiện, hiện tượng với hoàn cảnh lịch sử.
+ Trình bày được chủ kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử,...
- Vận dụng kiến thứclịch sử và kĩ năng:
+ Giải thích, mô tả một số sự kiện, hiện tượng lịch sử trong cuộc sống.
+ Phân tích và đánh giá tác động của một sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử đối với cuộc sống hiện tại.
+Giải quyết những vấn đề thực tiễn, đồng thời giải thích các vấn đề thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
- Chăm chỉ: tích cực, tự giác, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Trách nhiệm: Trách nhiệm xây dựng đất nước hòa bình, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị: Máy chiếu, phiếu học tập, tranh ảnh, tư liệu về cuộc khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp(1897-1914), phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX
- Học liệu: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy,...
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH

Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
- Trình bày được, thời gian, mục đích, nội dung, cách tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần
nguon VI OLET