GIÁO ÁN SINH HỌC 8

Ngày soạn: 27/11/2016 

Ngày dạy

8A:

8D:

8E:

Tiết 30. HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN. VỆ SINH TIÊU HÓA

A. Mục tiêu

  1. Kiến thức

Mô tả đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

- Các con đường vận chuyển chất dinh dưỡng từ ruột non tới các cơ quan.

- Vai trò đặc biệt của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng.

- Vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hóa của cơ thể.

- Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và tác hại của nó

- Biết được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả

  1. Kĩ năng

- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích hình ảnh, hoạt động độc lập và hoạt động theo nhóm để đạt hiệu quả cao nhất.

- Rèn luyện cho HS  khả năng tư duy logic, khái quát hóa nội dung kiến thức

  1. Thái độ

- Hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng

- Có ý thức thực hiện nghiêm túc các biện pháp để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và sự tiêu hóa có hiệu quả.

- Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, giải thích các câu hỏi liên quan nội dung kiến thức đã học

B. Chuẩn bị

- G: Tranh hình 29.1, 29.3 và các tranh có liên quan.

- H: Đọc trước nội dung bài học ở nhà

C. Phương pháp

- Dạy học giải quyết vấn đề

- Trực quan, hỏi – đáp

- Hoạt động nhóm

D. Tiến trình bài giảng

  1. Ổn định lớp
  2. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày cấu tạo của dạ dày.

- Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày diễn ra như thế nào? Giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ?

  1. Nội dung bài học

Hoạt động của GV & HS

Nội dung bài học

G: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và bằng hiểu biết của mình

(?) Trong ống tiêu hóa, cơ quan nào đảm nhiệm chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

G: Hình 29.1 là hình ảnh về cấu tạo trong của ruột non.

(?) So sánh sự khác nhau về cấu tạo của ruột non so với dạ dày?

H:

+ Thành ruột non gồm 4 lớp, mỏng hơn thành dạ dày

+ Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp với lông ruột và lông ruột cực nhỏ.

+ Có mạng lưới mao mạch dày đặc phân bố tới từng lông ruột.

+ Ruột non dài từ 2,8 – 3m

G: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trong thời gian 4 phút, trả lời các câu hỏi sau:

(?) Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của nó?

H:

- Diện tích bề mặt bên trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột/đơn vị thời gian..)

- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết).

- Ruột non rất dài.

Ruột non có bề mặt hấp thụ rất lớn (tới 400-500m2), lớn nhất so với các đoạn khác của ống tiêu hóa. Ruột non còn có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc.

(?) căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?

H:

- Ruột non có bề mặt hấp thụ rất lớn (tới 400-500m2), lớn nhất so với các đoạn khác của ống tiêu hóa.

- Có mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc.

(?) Ruột non có cấu tạo nào phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng?

(?) Các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua niêm mạc ruột non và được vận chuyển trong cơ thể bằng những con đường nào?

(?) Các chất được vận chuyển qua thành niêm mạc và được vận chuyển về tim nhờ những con đường nào?

H: Đường máu và đường bạch huyết.

(?) Các chất dinh dưỡng nào được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết?

H: Các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) và 70% lipit.

(?) Các chất dinh dưỡng nào được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu?

H: Các chất dinh dưỡng khác và 30% lipit, có thể lẫn một số chất độc.

(?) Gan đóng vai trò gì trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim?

H: Gan tham gia điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định, đồng thời khử các chất độc hại với cơ thể.

G bổ sung thông tin: Các TN, nghiên cứu thấy rằng nếu loại bỏ vai trò khử độc của gan thì cơ thể sẽ nhanh chết vì bị nhiễm độc. Mỗi ngày gan đều phải đảm nhiệm vai trò khử hết các chất độc từ TB sinh ra và từ bên ngoài đưa vào.

(?)* Vậy có phải hàng ngày chúng ta cứ đưa những chất độc hại vào cơ thể thì gan sẽ khử hết hay không? Tại sao?

H: Vai trò khử độc gan là rất lớn, tuy nhiên nó cũng có giới hạn. Nếu chúng ta đưa nhiều chất độc hại vào thì gan sẽ bị suy kiệt dần cơ thể sẽ suy nhược và bị nhiễm độc cuộc sống ngắn đi.

(?) Để gan không bị nhiễm độc, chúng ta cần phải làm gì?

H: Ăn thực phẩm sạch, không hút thuốc là và uống rượu bia, tiêm phòng Viêm gan B,...

(?) Thức ăn không được tiêu hóa hay chưa tiêu hóa hết ở ruột non sẽ được chuyển xuống ruột già. Tại đây sẽ diễn ra hoạt động cuối cùng của quá trình tiêu hóa đó là hoạt động gì?

(?) Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người là gì?

(?) Nhờ vào sự phối hợp hoạt động của các cơ nào giúp ta thải phân ra ngoài?

(?)*Nguyên nhân chứng táo bón người và cách khắc phục?

H:

- Nguyên nhân: Do lối sống ít vận động giảm nhu động ruột già hoặc ăn uống không đúng cách: ăn nhiều chất đạm, protien, ít chất xơ.

- Cách khắc phục: vận động hợp lí, ăn nhiều chất xơ, không ăn quá nhiều chất đạm, protein.

G: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK (I). Trong quá trình đọc thông tin phải chú ý đến tác nhân gây hại, cơ quan hay hoạt động bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng.

G: Yêu cầu HS thảo luận nhóm (4HS, 5ph) để hoàn thành phiếu học tập (bảng 30.1, SGK tr98). Hướng dẫn từng nhóm hoàn thành phiếu học tập.

(?) Nêu các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá?

H: Có nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hoá như: các vi sinh vật gây bệnh, các chất độc hại trong thức ăn đồ uống, ăn uống không đúng cách, khẩu phần ăn không hợp lí.

(?)* Tại sao dạ dày có thể bị loét?

H: Do lo âu phiền muộn kéo dài, lao động trí óc quá căng thẳng gây tăng tiết axit, do vi khuẩn hoặc do thức ăn có lẫn các thứ thô ráp, có đầu nhọn hoặc cạnh sắc hoặc chứa một hoá chất “ăn mòn da” như dứa làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương, có thể chỗ tổn thương không được lớp chất nhày bảo vệ phủ kín lên trên nữa, pepsin và HCl tấn công vào đó gây loét.

G bổ sung kiến thức:  Vì vậy các em phải cẩn thận khi ăn, tránh ăn uống chua khi bụng đói, sống vui vẻ và học tập có kế hoạch hợp lí.

(?) Để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả chúng ta cần phải làm gì?

(?)*Câu nói :

Nhà sạch thì mát

Bát sạch ngon cơm”

Có ý nghĩa gì?

H: Gây hưng phấn cho hệ thần kinh về vấn đề ăn uống, tạo ra cảm giác thèm ăn, làm dịch tiêu hoá tiết ra nhiều.

1. Hấp thụ chất dinh dưỡng.

- Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng là:

+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông ruột cực nhỏ.

+ Có mạng lưới mao mạch dày đặc phân bố tới từng lông ruột.

+ Ruột non rất dài

Tăng diện tích bề mặt và hiệu quả hấp thụ của ruột non.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan

-  Các chất được hấp thụ tuy đi theo hai đường máu và bạch huyết.

- Gan tham gia điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định, đồng thời khử các chất độc hại với cơ thể.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Thải phân

- Vai trò của ruột già là hấp thụ nước và thải phân.

-  Sự phối hợp của các cơ ở hậu môn và thành bụng giúp thải phân ra ngoài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Vệ sinh tiêu hóa

a. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa

- Có nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hoá như: các vi sinh vật gây bệnh, các chất độc hại trong thức ăn đồ uống, ăn uống không đúng cách, khẩu phần ăn không hợp lí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả

- Cần hình thành các thói quen ăn uống hợp vệ sinh, ăn khẩu phần ăn hợp lí, ăn uống đúng cách và vệ sinh răng miệng sau khi ăn để bảo vệ hệ tiêu hoá tránh các tác nhân có hại và hoạt động tiêu hoá có hiệu quả.

 

  1. Củng cố

Trả lời câu hỏi cuối bài, SGK – trang 96

Câu 2:

Với một khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa là có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non gồm : đường, axit béo và glixêrin, các axit amin, các vitamin, các muối khoáng và nước.

  1. Hướng dẫn về nhà

- Về nhà học bài, trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.

- Đọc mục em có biết, xem lại các enzim trong quá trình tiêu hóa và vai trò của chúng

E. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy

........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................

 

1

 

--------------------------------------

Tổ Khoa học Tự nhiên                                                                     GV: Nguyễn Thị Liên

nguon VI OLET