SV: Lê Thị Bích Huệ                                                                 

Lớp: 8/5

GVHD: Nguyễn Văn Lực        

Ngày dạy: 31/3/2015          

Bài 29: Tiết 47:

 

CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (TT)

 

I/ Mục tiêu bài học:  

1/ Kiến thức: HS cần đạt được:

-         Những chuyển biến về xã hội, sự ra đời các giai cấp, tầng lớp mới: công nhân,  tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

-         Xã hội Việt Nam thay đổi sẽ dẫn đến nội dung, tính chất cách mạng thay đổi.

-         Xu hướng cách mạng mới – xu hướng cách mạng dân chủ tư sản đã xuất hiện trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

2/ Kĩ năng:

-         Rèn luyện kĩ năng nhận xét, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử.

-         Biết sử dụng những tranh ảnh lịch sử để minh họa cho những sự kiện điển hình.

3/ Thái độ:

-         Giáo dục cho học sinh hiểu rõ thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp trong cách mạng.

-         Trân trọng lòng yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX quyết tâm vận động cách mạng Việt Nam đi theo xu hướng mới.

II/ Phương tiện dạy học:

Tranh ảnh lịch sử và đời sống của các giai cấp trong xã hội, bộ mặt nông thôn và thành thị.

III/ Tiến trình dạy học:

1/ Ổn định lớp:(1’)

2/ Kiểm tra bài cũ: (3’)

? Trình bày về chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ( kinh tế, văn hóa, giáo dục)?Mục đích?

3/ Bài mới:

a/ Giới thiệu bài mới (1’): Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Bên cạnh những giai cấp cũ không ngừng biến đổi là các giai cấp mới ra đời, nội dung và tính chất cách mạng Việt Nam có những thay đổi nhất định, một xu hướng cách mạng mới – xu hướng cách mạng dân chủ tư sản đã xuất hiện trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu:II. Những biến đổi về xã hội Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

b/ Bài mới:

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cơ bản

Hoạt động 1: HS đọc SGK (13’)

 

 

1/ Các vùng nông thôn:

? Dưới sự tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, giai cấp phong kiến Việt Nam phát triển như thế nào?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét, bổ sung:

+ Giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng đông.

+ Đa phần đã đầu hàng làm tay sai cho thực dân Pháp.

+ Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. ( Trương Định rút gươm tự sát để bảo toàn  khí tiết, Nguyễn Tri Phương, Hoàng diệu thắt cổ tự tử để bảo toàn khí tiết…)

? Tại sao giai cấp địa chủ phong kiến  ngày càng đông?

HS trả lời và nhận xét.

GV bổ sung: giai cấp địa chủ đã đầu hàng, làm tay sai cho Pháp.Mua quan bán chức, Pháp không thể với tay xuống được những làng xã bởi vì không thông thạo đường đi chính vì thế Pháp để giai cấp địa chủ cai quản những làng xã như cánh tay dài của Pháp.

 

GV cho HS quan sát hình 99 SGK.

? Quan sát hình ảnh em thấy người nông dân Việt Nam đang làm gì?

HS trả lời : Kéo cày

GV nhận xét: Nông dân Việt Nam kéo cày thay trâu.

? Tại sao họ phải kéo cày thay trâu?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét: Thực dân Pháp coi mạng người dân ta như con trâu, làm lùng vất vả.

? Vì sao người nông dân phải lao động vất vả như vậy nhưng vẫn bị đói?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét: Thực dân Pháp bóc lột.

? Em có nhận xét gì về đời sống của người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét: Ngày càng bị bần cùng hóa, sống cơ cực, không lối thoát.

 

?Em có nhận xét gì về nông dân thuộc thời Pháp và nông dân hiện nay?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét: Nông dân thời thuộc Pháp có đời sống khổ cực, lao động vất vả, điều kiện thiếu thốn, bị thực dân Pháp bóc lột hết sức nặng nề, công cụ thô sơ lạc hậu, lấy sức người để cày ruộng. Nông dân ngày nay thì đời sống thoải mái hơn, điều kiện sống tốt, không bị ai bóc lột, công cụ được cải tiến có máy cày , máy gặt…

Cho HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK trang 140.

? Trước sự bóc lột trên giai cấp nông dân có thái độ ra sao?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét:

+ Họ rất căm ghét thực dân Pháp.

+ Ý thức dân tộc sâu sắc.

+ Họ sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành tự do, no ấm.

GV: Với chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất, nông thôn Việt Nam có nhiều biến đổi, đô thị Việt Nam cũng phát triển và một số giai tầng mới ra đời, chúng ta vào phần 2 nhỏ.

 

2/ Đô thị xuất hiện, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:

Hoạt động 2: Cả lớp (15’)

GV cho HS xem hình ảnh.

? Việc xây dựng nhà hát lớn nói lên điều gì?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét: chứng tỏ sự phát triển của đô thị Việt Nam.

? Dưới tác động chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất đô thị Việt Nam phát triển như thế nào?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét: nhiều đô thị mới ra đời và phát triển nhanh.(Ngoài những đô thị cũ như: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ Lớn, thì xuất hiện nhiều đô thị mới như: Nam Định, Hòn Gai, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hòa, Mĩ Tho,…)

? Em hãy cho biết xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp mới nào?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét: Tầng lớp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản thành thị, giai cấp công nhân.

 

 

 

?Trước đó nước ta có những giai cấp tầng lớp nào?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét: Giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân.

? Tầng lớp tư sản gồm những ai? Đời sống và thái độ chính trị của họ như thế nào?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét: Họ là những nhà thầu khoán , đại lí, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công…Họ bị các nhà tư bản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm, lệ thuộc, yếu kém về mặt kinh tế.

? Vì sao mới ra đời giai cấp tư sản Việt Nam lại bị thực dân chèn ép?

HS Trả lời và nhận xét.

GV nhận xét: Pháp sợ kinh tế thuộc địa phát triển sẽ cạnh tranh với chính quốc.

? Tầng lớp tiểu tư sản gồm những ai? Đời sống và thái độ chính trị của họ như thế nào?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét: Họ là những chủ xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, những viên chức cấp thấp, như nhà giáo, thư kí, kế toán, học sinh. Cuộc sống của họ có phần dễ chịu hơn nông dân, công nhân và dân nghèo thành thị, rất bấp bênh.Họ có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước vào đầu thế kỉ XX.

?Vì sao thành phần nhà giáo, thanh niên học sinh lại tích cực tham gia cách mạng hơn những thành phần khác?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét: Vì giáo viên học sinh là người thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại tri thức khác nhau, có ý thức tốt về giáo dục lịch sử dân tộc, luôn nhạy bén trước những thay đổi của thời cuộc

GV cho HS xem hình 100 trong SGK trang 141.

? Quan sát kênh hình em hãy cho biết những người thợ đang làm gì? Trang phục ra sao? Điều kiện lao động như thế nào?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét:

Họ làm việc trong hầm mỏ, mình trần chân đất, kĩ thuật thô sơ, phương thức khai thác hoàn toàn bằng thủ công. Họ phải làm nhiều giờ trong hầm mỏ ngột ngạt thời tiết nóng nực không đảm bảo an toàn lao động nhưng đồng lương rất thấp, lại thường xuyên bị cúp phạt, đánh đập.

? Giai cấp công nhân có nguồn gốc từ đâu?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét: Giai cấp công nhân có nguồn gốc từ nông dân, không có ruộng đất nên phải tìm đến các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền…xin làm công ăn lương.

? Qua những chi tiết trên, em có suy nghĩ gì về đời sống của giai cấp công nhân thời thuộc Pháp?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét: Đời sống công nhân vô cùng cực khổ, họ phải chịu đến ba tầng áp bức: thực dân, phong kiến và tư sản.

? Thái độ chính trị giai cấp công nhân như thế nào?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét: Họ bị thực dân phong kiến  và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ, đòi cải thiện làm việc và sinh hoạt (tăng lương, giảm giờ làm…)

? Em có nhận xét gì về công nhân thời thuộc Pháp với công nhân hiện nay?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét: Công nhân thời thuộc Pháp đời sống khó khăn, bị bóc lột nặng nề, điều kiện sống khó khăn, môi trường làm việc ngột ngạt, nóng bức. Công nhân hiện nay thì điều kiện sống cải thiện, môi trường làm việc tốt.

GV chiếu sơ đồ tư duy những giai cấp, tầng lớp mới.

 

3/ Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc:

Hoạt động 3: Cả lớp (5’)

? Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam xuất hiện dựa vào cơ sở nào?

HS trả lời.

GV nhận xét:

+ Kinh tế, xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi.

+ Luồng tư tưởng dân chủ tư sản Châu Âu truyền vào Việt Nam

→ Xu hướng cách mạng dân chủ tư sản ra đời.

 

 

? Tại sao các nhà yêu nước Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

HS trả lời và nhận xét.

GV nhận xét:

Các tri thức nho học vận động cách mạng theo gương Nhật Bản vì con đường dân chủ tư sản giúp Nhật giàu mạnh và là nước duy nhất ở Châu Á không bị thực dân xâm lược.

 

 

 

II/ Những chuyển biến của xã hội Việt Nam:

1/ Các vùng nông thôn:

a/ Giai cấp địa chủ phong kiến:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quan lại địa chủ ngày càng đông, trở thành tay sai của thực dân.

 

 

 

 

 

 

b/ Giai cấp nông dân:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nông dân bị bần cùng hóa, sống cơ cực, sẵn sàng tham gia cách mạng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2/ Đô thị xuất hiện, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:

 

 

 

 

 

 

a/ Đô thị phát triển:

 

 

 

- Nhiều đô thị mới ra đời và phát triển nhanh.

 

 

 

 

b/ Sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:

 

- Một số giai cấp tầng lớp mới xuất hiện.

+ Tư sản.

+ Tiểu tư sản.

+ Công nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3/ Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ảnh hưởng từ bên ngoài tác động vào Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

- Các tri thức nho học vốn đi theo con đường dân chủ tư sản.

 

 

 

 

 

 

c/ Củng cố:(5’)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động đến kinh tế xã hội Việt Nam như thế nào?

  1. Đời sống nhân dân nhất là nông dân và công nhân bị bần cùng hóa.
  2. Xã hội xuất hiện nhiều tầng lớp giai cấp mới
  3. Xuất hiện hai mẫu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam là nông dân với phong kiến, dân tộc ta với thực dân Pháp.
  4. Nhiều đô thị mới xuất hiện.
  5. Tất cả các ý trên.

Đáp án: E

Câu 2: Những điểm mới trong xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX là gì?

  1. Nhiều giai cấp tầng lớp xã hội tham gia.
  2. Biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai.
  3. Tầng lớp nho học trẻ đang trên đường tư sản hóa.
  4. Đánh Pháp giành độc lập kết hợp với cải cách xã hội, xây dựng chế độ lập hiến và dân chủ cộng hòa.
  5. Tất cả các ý trên.

Đáp án: E

Câu 3: Những giai cấp, tầng lớp mới nào xuất hiện?

  1. Tư sản, nông dân,
  2. Tư sản, tiểu tư sản.
  3. Tư sản, tiểu tư sản thành thị, nông dân.
  4. Tư sản, tiểu tư sản thành thị, công nhân.

Đáp án: D

Câu 4: Những đô thị mới xuất hiện ở Việt Nam?

  1. Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định.
  2. Hải Phòng, Biên Hòa, Quy Nhơn.
  3. Quy Nhơn, Nam Định, Đà Nẵng, Huế.
  4. Quy Nhơn, Hà Nội, Sài Gòn – Chợ Lớn.

Đáp án: C

Câu 5: Nhà hát lớn thành phố Hà Nội xây dựng hoàn thành vào năm nào?

  1. 1910
  2. 1911
  3. 1912
  4. 1913

Đáp án: B

 

 

d/ Hướng dẫn về nhà: (2’)

-         Học bài cũ.

-         Hoàn thành bài tập 3 SGK trang 143.

-         Chuẩn bị bài mới:

+ Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 (Mục I: Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất)

+ Tìm hiểu vê: Phong trào Đông du (1905- 1909)

                         Đông Kinh nghĩa thục (1907)

                         Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung

                           Kì (1908).

 

 

 

Rút kinh nghiệm: …………………………………………………............

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Diên Khánh, ngày 26 tháng 3 năm 2015

 

Giáo viên hướng dẫn                                            Sinh viên thực tập

 

 

  Nguyễn Văn Lực                                                   Lê Thị Bích Huệ

nguon VI OLET