Tiết 3 - BÀI 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
Kiến thức
Kể tên được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.
Nêu lên được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào.
Phân biệt được các nguyên tố đại lượng và các nguyên tố vi lượng.
Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hóa của nước.
Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào.
Kỹ năng
Kỹ năng tư duy: Rèn luyện được các kỹ năng so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp cũng như kỹ năng khái quát hóa nội dung bài học.
Kỹ năng học tập: Hình thành được các kỹ năng tự học, kỹ năng tư duy logic, làm việc nhóm, trình bày trước đám đông, lập bảng, làm việc với sách giáo khoa,…
Kỹ năng sinh học: Phát triển kỹ năng quan sát, phân loại, nêu giả thuyết,…
Thái độ
Nhận thức được vai trò của nước đối với sự sống , tồn tại của cơ thể sinh vật
Có thái độ học tập tích cực
Thấy rõ tính thống nhất của vật chất
Có hứng thú với khoa học tự nhiên và môn sinh học
Năng lực cần hướng tới
Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm thông tin và khái quát hóa được nội dung bài học.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp dạy học
Sử dụng các loại phương pháp nghiên cứu nội dung mới: Sử dụng sách giáo khoa, sử dụng các tài liệu có sẵn, tranh ảnh, hình vẽ,…
Phương pháp thuyết trình, vấn đáp tìm tòi kiến thức mới, hỏi đáp - tái hiện
Sử dụng các loại phương pháp hoàn thiện và củng cố: Phương pháp trực quan (sử dụng vật tượng hình, tượng trưng: mô hình, tranh ảnh,..)
Sử dụng các loại phương pháp kiểm tra, đánh giá: kiểu giải thích, minh họa; kiểu tìm tòi các bộ phận,…
Phương tiện dạy học
Tranh phóng to về cấu trúc hóa học của phân tử nước ở trạng thái lỏng và trạng thái rắn (hình 3.2 sgk)
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỹ số, ổn định trật tự
Kiểm tra bài cũ
Hãy trình bày những đặc điểm chính của giới khởi sinh, giới nguyên sinh và giới nấm?
Dạy bài mới
Đặt vấn đề
GV: Khi ta chạm vào lá cây trinh nữ bên ven đường thì lá cụp lại. Đó là nhờ có nước, như vậy nước có vai trò như thế nào trong tế bào? Và trong tế bào có những nguyên tố hóa học nào? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu “Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước”
Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên tố hóa học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung

-GV: Treo bảng 3 sgk - trang 16 và yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: “Hãy nêu tên các nguyên tố chiếm tỷ lệ cao trong cơ thể sống và tại sao chúng lại chiếm khối lượng lớn trong tế bào như vậy?”











-GV đặt câu hỏi: “ Tại sao nguyên tố C là quan trọng nhất?” Yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời





-GV lắng nghe và khẳng định câu trả lời.
GV: Trong tự nhiên có khoảng 92 nguyên tố hoá học chỉ có vài chục nguyên tố cần thiết cho sự sống.Quan sát bảng 3 sgk - trang 16, em có nhận xét gì về tỷ lệ các nguyên tố trong cơ thể.


-GV lắng nghe ý kiến của học sinh và giải thích như thế nào là nguyên tố đại lượng, nguyên tố vi lượng. Nhấn mạnh giúp học sinh hiểu vai trò của nguyên tố nào đó đối với cơ thể cơ thể sinh vật không hoàn toàn phụ thuộc vào nó là nguyên tố đại lượng hay vi lượng.





-HS quan sát bảng và sgk, trả lời
+ 4 nguyên tố C, H, O, N
+ Chúng chiếm phần lớn khối lượng trong tế bào vì chúng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như protein, cacbohidrat, lipit và các axit nucleic là những chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.





-Hs suy nghĩ và trả lời
+ C có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử → cùng 1 lúc tạo 4 liên kết cộng hoá trị.






-HS suy nghĩ và trả lời
+ Các nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn, nhỏ khác nhau trong cơ thể










nguon VI OLET