Nguyễn Quang Hiệp
Khóa học: SPS.0123.03 Đạo đức-TiH-3
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn Đạo đức LỚP 2
Chủ đề: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
BÀI 3: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN
Thời lượng: 2 tiết
( Thời gian thực hiện từ ngày 18/10 đến 29/ 10 / 2021)

1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau khi học xong bài học “Bảo quản đồ dùng cá nhân”, học sinh có:
Phẩm chất chủ yếu: Góp phần đạt được phẩm chất: Trách nhiệm
Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân
Năng lực chung : Góp phần đạt được năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học
- Nhận ra được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân; nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân.
3. Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi
- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân;
- Biết được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân;
- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân;
- Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Đồ dùng giáo viên chuẩn bị:
- Nội dung câu chuyện theo tranh trang 14 sách Đạo đức 2: Mẹ tặng cho Na một chiếc khăn quàng cổ rất đẹp, Na rất thích chiếc khăn mẹ tặng. Một hôm Na đang chơi với búp bê, Na liền nghĩ " Cắt chiếc khăn mẹ tặng làm váy cho búp bê của mình thì đẹp lắm đây ". Na liền lấy kéo ra cắt chiếc khăn đó  làm váy cho búp bê.
- Máy tính, tranh minh họa cho các hoạt động bài học 14 đến 17
- Phiếu học tập cho các hoạt động
2. Đồ dùng học sinh chuẩn bị:SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Hoạt động Khởi động (5 phút)Kể chuyện Nhà thiết kế thời trang
a.Mục tiêu:HShứng thú học tập; kích hoạt kiến thức nền của học sinh
b. Cách thực hiện:
- PP : Kể chuyện
HS nghe GV kể chuyện Nhà thiết kế thời trang, quan sát tranh minh họa, trả lời câu hỏi
+ Điều gì đã xảy ra với chiếc khăn của Na ?
+ Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na.
c. Dự kiến sản phẩm học tập: Học sinh hào hứng, bước vào bài học mới một cách tự tin, thoải mái
d.Dự kiến tiêu chí đánh giá:
- Người đánh giá: GV đánh giá HS.
- Phương pháp đánh giá: quan sát
- Công cụ đánh giá 1: thang đo.
2.Hoạt động Khám phá
2.1. Khám phá 1 : Bạn nào trong tranh biết bảo quản đồ dùng cá nhân?
(15 phút)
a. Mục tiêu:- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân;
b. Cách thực hiện:
- Phương pháp: Hợp tác; Kĩ thuật chia nhóm
- GV chia nhóm; chuyển giao nhiệm vụ: Các nhóm quan sát tranh (trang 15), nói nội dung các tranh, Việc làm nào trong tranh biết bảo quản đồ dùng cá nhân? Em còn biết những việc làm nào là biết bảo quản đồ dùng cá nhân nữa.
- HS về vị trí nhóm 5 thảo luận ( GV quan sát HD thêm – nếu cần)
- HS trình bày nội dung thảo luận
Tranh 1 : Bạn nữ đang dùng bút vẽ lên cặp sách, làm cặp sách lem luốc.
Tranh 2: Bạn nữ đang cẩn thận xếp sách vở vào giá sách.
Tranh 3: Bạn nam làm gãy rời đồ chơi.
Tranh 4: Bạn nam đang bọc bìa cho sách vở của mình.
Tranh 5: Bạn nữ đang treo mũ bảo hiểm lên giá.
- HS trả lời:
+ Tranh 2,4 và 5 , biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
+ Tranh 1 và 3 vì chưa biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
+ Đậy nắp bút khi không viết, để đồ chơi gọn gàng, giữ gìn quần áo sạch sẽ, ...
- Học sinh nhận xét, bổ sung; GV nhận xét
- GV dẫn dắt đến kết luận: Biểu hiện bảo quản đồ dùng cá nhân là: Sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, giữ gìn vệ sinh đồ dùng, cẩn thận khi sử dụng
c. Dự kiến sản phẩm học tập: HS nêu đúng các việc làm biết bảo quản đồ dùng cá nhân và các việc làm không biết bảo quản đồ dùng cá nhân
d.Dự kiến tiêu chí đánh giá:
- Người đánh giá: HS đánh giá HS; GV đánh giá HS
- Phương pháp đánh giá: Quan sát
- Công cụ đánh
nguon VI OLET