Ngày giảng: 08/9/2020: 6B-D 9/9: 6E-A-C
Chủ đề 1- TÌM HIỂU KIẾN THỨC CƠ BẢN(4 Tiết)
Mục tiêu:
Nắm được kiến thức cơ bản về phối cảnh, cách vẽ phối cảnh, cách vẽ theo mẫu, cách vẽ tranh trong Mĩ thuật,
Ứng dụng được kiến thức, kĩ năng vào vẽ theo mẫu, vẽ tranh
Vẽ được tranh theo mẫu với khối hộp, khối cầu; vẽ được tranh đề tài tự chọn theo ý thích và cảm nhận riêng.
+Vận dụng được kiến thức vào thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo,..
Hình thành được năng lực: quan sát, khám phá, năng lực giải quyết vấn đè , năng lực tự học, tự đánh giá
Tuần 1- Tiết 1
Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ PHỐI CẢNH(1Tiết)

Chuẩn bị:
Giáo viên:
Một số hình ảnh về luật xa gần
Học sinh:
Sách giáo khoa

Các hoạt động dạy học chính:
Kiêm tra sĩ số: 6 A 6B 6C 6D 6E
Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Quan sát, nhận xét
//
+ Hình ảnh con đường, hàng cây…
+ Hs ra hành lang quan sát hành lang lớp học
+ so sánh ngón tay của mình với bảng nội qui trong lớp
Học sinh trao đổi nhóm
? Em có nhận xét gì về hình ảnh vừa quan sát : hàng cột, cánh cửa lớp (là những hình ảnh có cùng kích thước và màu sắc trong không gian
? Hình ảnh các vật ở gần thế nào, vật ở xa thế nào
- GV kết luận: hình ảnh quan sát được chính là phối cảnh. Giới thiệu bài mới
( Viết đề bài trên bảng )
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tìm hiểu về vẽ phối cảnh và những điểm cơ bản của luật xa gần.
a) HS quan sát hình minh họa, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi.
+ Các nhóm quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi :
+ QS hình 1( SGK, trang 78 )
+ So sánh và nhận xét về hình ảnh các vật ở gần, ở xa
? Vẽ phối cảnh là gì?
+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận
+ Ý kiến bổ xung của các nhóm.
- GV nhận xét, bổ xung.
b)Tìm hiểu những điểm cơ bản của luật xa gần.
*Đường tầm mắt( Đường chân trời )
. QS hình MH trong SGK( trang 78-79)
? Các hình này có đường nằm ngang không?
? Vị trí các đường nằm ngang như thế nào?
? Tại sao sự thay đổi của đường nằm ngang( đường tầm mắt) trong
tranh lại phụ thuộc vào độ cao thấp của vị trí người vẽ ?
. QS hình MH trong SGK( Hình 4) thảo luận và trả lời câu hỏi ( HS khá giỏi) ? Đường tầm mắt ở các vị trí khác nhau đã tạo nên sự khác nhau về hình vẽ theo mẫu của khối hộp ntn?
+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận.
+ Ý kiến bổ xung của các nhóm.
- GV kết phân tích, kết luận và cho HS ghi nhớ phần kết luận ( SGK/ 80) .
* Điểm tụ.
Cho các nhóm QS hình MH trong SGK( Hình 5) và trả lời câu hỏi .
QS và tìm hiểu về:
Các đường song song với mặt đất...
Các đường song song ở dưới...
? Thế nào là điểm tụ ?
+ HS thảo luận.
+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận.
+ Ý kiến bổ xung của các nhóm.
- GV kết phân tích, kết luận và cho HS ghi nhớ phần kết luận ( SGK/ 81)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Xác định đường tầm mắt và điểm tụ
- GV giới thiệu minh họa
. Tranh có người và đồ vật ở xa gần...
. Hình ngôi nhà, hàng cây, dòng sông, cột điện...theo luật xa gần.
+ Xác định đường tầm mắt và điểm tụ.
. Đồ vật: Ấm, chén, bát ăn cơm, cốc thủy tinh... theo vị trí khác nhau.
. Ống hình trụ bằng nhựa trong...
Đánh giá kết quả luyện tập
Yêu cầu hai học sinh lên bảng vẽ hình hộp với đường tầm mắt và điểm tụ tự chọn
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
*/ Vận dụng ở lớp:- GV đạt mẫu hình hộp, hình trụ ở vài vị trí khác nhau.
nguon VI OLET