TUẦN 4                                                                  Ngày soạn:    

TIẾT 4                                                                    Ngày giảng:  

 

Bài 3: SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

    Học xong bài này, HS cần:

1.Về kiến thức

   - Trình bày được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

   - Chứng minh được vận động là phương thức tồn tại của vật chất và phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan.

2.Về kĩ năng

  - Phân loại được năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.

  - So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

 3.Về thái độ

  - Xem xét sự vật và hiện tượng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng, khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống.

  - Khắc phục quan niệm cứng nhắc và thái độ thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống cá nhân ,tập thể.

II. CHUẨN BỊ

   1. Giáo viên

   - SGK, SGV GDCD 10

   - Tình huống GDCD 10

2. Học sinh

    - SGK GDCD 10

    - Tập ghi

III. PHƯƠNG PHÁP

  - Thuyết trình, đàm thoại

  - Thảo luận nhóm

  - Khăn trải bàn

  - Động não

 IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

   1. Ổn định lớp (1 phút): Điểm danh sĩ số

   2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Thế nào là phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình? Phân tích yếu tố biện chứng tron câu tục ngữ sau" Nước chảy đá mòn"

  3. Dạy bài mới

     Giới thiệu bài(2 phút)

       GV: Em hãy quan sát những sự vật, hiện tượng sau đang ở trạng thái nào:

          Nước chảy từ cao xuống thấp, xe ô tô buýt rời bến đưa em đến trường

       HS nêu được: các sự vật, hiện tượng đang vận động.

         GV nhận xét, giới thiệu bài: Các sự vật, hiện tượng trên đang vận động. Để hiểu thế nào là vận động, chúng ta xem xét bài học hôm nay.

 

Hoạt động của GV và HS
 

Nội dung


* Hoạt động 1(20 phút)

a. Mục tiêu:

- Trình bày được thế nào là vận động.

- Chứng minh được vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.

- Phân loại được năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.

b. Cách thức thực hiện:

GV yêu cầu HS lấy VD những sự vật, hiện tượng đang vận động xung quanh ta (trực tiếp quan sát và không trực tiếp quan sát)

HS nêu được ví dụ (cây xanh đang tốt; nguyên tử, phân tử; học từ lớp 1 đến lớp 10,...)

GV nhận xét

  Mọi sự vật, hiện tượng biến đổi. Có trong tự nhiên, xã hội. Quan sát trực tiếp, gián tiếp.

GV yêu cầu HS nêu khái niệm vận động

HS nêu được vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

GV yêu cầu HS nhận xét VD

* Con gà đang gáy

* Ca sỹ đang hát

HS nêu được: sự vật đang tồn tại; nếu không vận động thì sẽ không tồn tại.

GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn

GV hỏi: Em hãy chứng minh vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?

HS chứng minh được ( bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng luôn luôn vận động. Bằng vận động, thông qua vận động mà sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình)

GV nhận xét

Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng.

 

GV cho HS làm bài tập

Bài tập:

  Em hãy quan sát và giải thích sự vận động của các sự vật, hiện tượng sau:

  1. Sự dịch chuyển của ròng rọc

  2. Vận động của các điện tích âm, điện tích dương.

  3. Cây ra hoa, kết quả.

  4. Sự kết hợp giữa Hyđrô và Ôxy tạo thành

1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động

   a. Thế nào là vận động(SGK)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

 

b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

 

 

  Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất

- Vận động cơ học: sự di chuyển vị trí của các


nước.

  5. Sự đi lên từ xã hội cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa đến xã hội chủ nghĩa.

HS nêu được(cơ học:1; vật lí: 2; sinh học:3; hóa học:4; xã hội:5)

GV nhận xét

Các hình thức vận động có đặc trưng riêng, có mối quan hệ hữu cơ lẫn nhau, vận động theo trình tự từ thấp lên cao.

GV hỏi: Từ nội dung bài học, rút ra bài học gì trong hoạt động thực tiễn?

HS nêu được: tuân theo sự vận động của quy luật tự nhiên, xã hội. Nhìn nhận sự vật luôn có chiều hướng vận động, thay đổi. Tránh quan điểm cứng nhắc, bất biến.

GV nhận xét, chuyển ý

  Sự vận động và phát triển có quan hệ mật thiết với nhau, không có sự vận động thì sẽ không có một sự phát triển nào cả.

Hoạt động 2 (15 phút)

a. Mục tiêu:

- Trình bày được thế nào là phát triển.

- Chứng minh được phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan.

- So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

b. Cách thức thực hiện:

GV đưa ra VD

* Nhận thức từ lạc hậu lên văn minh

* Máy móc thay thế công cụ bằng đá

GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp

Câu hỏi:

  1. Những sự vật hiện tượng trên vận động theo chiều hướng nào? Những vận động nào nói lên sự phát triển?

(HS nêu được vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đén phức tạp. Nhận thức từ lạc hậu lên văn minh, máy móc thay thế công cụ bằng đá.)

 

 

 

  2. Vận động và phát triển có mối quan hệ mật

vật thể trong không gian.

- Vận động vật lí: sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản,...

- Vận động hóa học: quá trình hóa hợp và phân giải của các chất.

- Vận động sinh học: sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.

- Vận động xã hội: sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển

a. Thế nào là phát triển (SGK)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của


thiết với nhau không? Quan điểm cho rằng tất cả sự vận động đều phát triển đúng hay sai? Vì sao?

HS nêu được: sự vận động và phát triển có quan hệ mật thiết với nhau, không có sự vận động thì sẽ không có một sự phát triển nào cả..Quan điểm này sai, vì có sự vận động theo chiều hướng thụt lùi, theo chiều hướng phát triển.

GV nhận xét

Sự vận động có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển.  Sự vận động có chiều hướng khác nhau, song vận động tiến lên vẫn là khuynh hướng chung của sự phát triển.

 

thế giới vật chất (SGK)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V. Củng cố( 2 phút)

   - Trình bày được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

   - Chứng minh được vận động là phương thức tồn tại của vật chất và phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan.

  - Phân loại được năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.

  - So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

VI. Dặn (1 phút)

      - Về nhà học bài

      - Làm bài tập 4, 6 trang 23

      - Chuẩn bị bài 4

VII. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET