Tuần 3 -Tiết 3
Ngày soạn:30 /08/2021
Bài 4: Vẽ trang trí
TẠO HOẠ TIẾT TRANG TRÍ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS hiểu tầm quan trọng của họa tiết trong nghệ thuật trang trí.
Biết cách tạo những hoạ tiết đơn giản và áp dụng làm các bài tập trang trí
Yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc.
2. Năng lực: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực thực hành,
3.Phẩm chất: HS có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành mạnhvà có trách nhiệm với bản thân
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Hình minh họa về hoạ tiết 9 (hoa, lá , chim, thú...)
- Hình minh hoạ các bước tiến hành .
2. Học sinh
- Sưu tầm 1số hoạ tiết yêu thích.
- Chuẩn bị một số loại hoa, lá để chép và sáng tạo hoạ tiết hoa lá(lá dâu, lá cóc, lá mướp,hoa cóc, hoa hồng, hoa sen...)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
a, Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b, Nội dung: GV giới thiệu bài mới
c, Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu
d, Tổ chức thực hiện:
- Giới thiệu bài:Hoạ tiết là những chi tiết không thể thiếu trong vẽ trang trí. Những hoạ tiết này thực chất chính là những sự vật trong đời sống được cách điệu lên, đơn giản hoá lại, được tô với những màu sắc khác nhau nhằm phù hợp với mục đích trang trí nào đó. Vậy thì hôm nay chúng ta cùng học cách tạo hoạ tiết trang trí qua bài.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
a, Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu cách sắp xếp vật mẫu, đặc điểm của vật mẫu
b, Nội dung: quan sát, trực quan, vấn đáp gợi mở, luyện tập. Giao nhiệm vụ , KT hỏi-đáp, KT công não, KT mảnh ghép
c, Sản phẩm: HS nêu khái niệm và đặc điểm của vật mẫu
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
? Hãy nhắc lại khái niệm về hoạ tiết đã học ở lớp 6?
- GV đưa ra một số hình ảnh về hoạ tiết đã được cách điệu hoặc đơn giản nét (chim lạc, hoa cóc , hoa sen...)
? Đây là những hoạ tiết gì?
? Nó có giống thực so với nguyên bản không?
? vì sao hoạ tiết không giống nguyên bản mà ta vẫn có thể nhận ra?

? Hãy so sánh những hình ảnh thực tế với những hình ảnh là họa tiết khác nhau ở điểm nào?
? Thế nào gọi là sáng tạo hoạ tiết?

? Vì sao cần phải sáng tạo hoạ tiết?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
I. Quan sát, nhận xét:
- Là những hình ảnh có thực trong tự nhiên: cỏ cây, hoa lá, con vật , sóng nước, mây trời, ...được kết hợp hài hoà trong bài vẽ .

- Chim lạc, hoa cóc , hoa sen...)
- Không.

- Vì hoạ tiết đó được cách điệu, đơn giản hoá nhưng nó dựa trên cơ sở các đặc điểm của sự vật đó để cách điệu. Vẫn giữ được nét đặc trưng của sự vật đó.
- Từ những hả ngoài thực tế, khi trở thành những hoạ tiết trang trí sẽ được đơn giản hoặc cách điệu cao hơn dựa trên những nét, màu sắc của các hả đó.
- Việc làm đơn giản nét hoặc sáng tạo thêm nét cho hình ảnh được gọi là quá trình sáng tạo hoạ tiết.
- Để làm cho họa tiết thêm sinh động, đẹp, phù hợp với mục đích trang trí.

Hoạt động 2: Hướng dẫn cách tạo họa tiết
a, Mục tiêu: giúp học sinh nắm được cách tạo họa tiết
b, Nội dung: quan sát, vấn đáp gợi mở và luyện tập. Giao nhiệm vụ , KT hỏi-đáp, KT công não, KT mảnh ghép
c, Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm theo từng bước
d, Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV lưu ý với HS: hoạ tiết là những hả điển hình trong thiên nhiên về
nguon VI OLET